Tìm hướng đi bền vững trong chăn nuôi lợn
Sau 7 năm gắn bó với mô hình nuôi lợn công nghiệp, năm 2004, anh Đỗ Xuân Trưởng quyết định chuyển hướng nuôi lợn theo phương pháp nuôi hữu cơ. Bởi theo anh, muốn chăn nuôi theo hướng bền vững thì đây mới là hướng đi lâu dài.
Anh Trưởng chia sẻ: So với nuôi công nghiệp, nuôi lợn hữu cơ dễ hơn bởi chuồng trại nuôi không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thông thoáng. Nguồn thức ăn cho lợn có thể tận dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám, ngô, khoai, đậu tương và các loại rau… Thức ăn sẽ được phối trộn, ủ trực tiếp với chế phẩm sinh học Libeo do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phổ biến nên lợn ít dịch bệnh, chất thải ra môi trường đỡ mùi hôi thối.
Cho biết về quy trình nuôi lợn hữu cơ, anh Trưởng chia sẻ: Quy trình nuôi lợn hữu cơ được chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 từ ăn dặm đến 25kg, lợn được cho ăn từ nguồn thức ăn có độ đạm là 19%, giai đoạn từ 30 - 60kg và từ 60kg đến xuất chuồng lượng đạm cho ăn giảm dần. Nguồn nước sử dụng cho lợn là nước sạch đã qua nhà máy lọc để bảo đảm không có kim loại. Thời gian nuôi lợn hữu cơ dài, lợn nuôi từ 6 tháng trở lên. Do có chế phẩm sinh học được phối trộn vào thức ăn với tỷ lệ nhất định, tạo ra vi khuẩn có lợi cho đường ruột nên lợn nuôi theo phương pháp hữu cơ thường tiêu hóa hết nguồn thức ăn, ít bị bệnh vặt. Trường hợp lợn mắc bệnh chỉ áp dụng các thuốc được chế biến từ tự nhiên như tinh dầu tỏi, tràm, hoa mộc trắng. Cụ thể, dùng tỏi trong trường hợp lợn mắc các bệnh tai xanh, viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, để phòng bệnh cho lợn, trong quá trình nuôi gia đình anh Trưởng thường áp dụng biện pháp phối trộn tỏi với thức ăn.
Hiện nay, trang trại nuôi lợn của anh Trưởng có khoảng 400 con. Anh chia sẻ, thời điểm trước khi xảy ra bão giá, lợn không có đủ để bán. Lợi nhuận từ nuôi lợn hữu cơ cao hơn nuôi công nghiệp bởi giá lợn chênh lệch từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, để có kiến thức nuôi lợn hữu cơ thành công như hiện nay, anh Trưởng đã phải trải qua khá nhiều thất bại do thiếu kinh nghiệm, lợn nuôi bị rối loạn tiêu hóa, tích phân, ăn kém. Quyết tâm gắn bó lâu dài với phương pháp nuôi lợn hữu cơ, anh đăng ký tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, dành thời gian tới trang trại để tham quan học hỏi. Do các mô hình nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ trong tỉnh còn ít, các mô hình còn nhỏ lẻ vì thế anh phải tìm đến các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình để tìm hiểu, bổ sung kiến thức nuôi lợn hữu cơ. Dần có kiến thức nuôi lợn hữu cơ, anh quyết định mở rộng quy mô nuôi.
Anh Trưởng cho biết thêm: Nuôi lợn hữu cơ không khó nhưng cái khó nhất hiện nay là tìm thị trường cho sản phẩm. Do giá thành cao hơn nên người tiêu dùng, đặc biệt là người dân nông thôn ít tìm đến sản phẩm này. Việc tiêu thụ lợn của gia đình hiện nay chủ yếu là các cửa hàng bán thực phẩm sạch tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Để có thể tạo dựng thương hiệu cho mình, giữ được chữ tín trong kinh doanh, theo anh Trưởng người chăn nuôi lợn hữu cơ phải tuân thủ ba không, đó là: không kháng sinh, không chất tạo nạc và không kim loại.
Khi vấn đề thực phẩm bẩn, không an toàn đang dấy lên hồi chuông báo động thì việc nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ nhằm cung cấp nguồn thực phẩm bảo đảm an toàn sẽ là hướng đi bền vững đối với người chăn nuôi trong thời gian tới. Dự kiến khi giá lợn bình ổn hơn, anh Trưởng sẽ phát triển quy mô nuôi và mở rộng chuỗi cửa hàng bán thịt lợn sạch tại các khu dân cư trong tỉnh bởi với anh nuôi lợn hữu cơ không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho người nuôi mà ý nghĩa hơn là bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng