Nguyên Thứ trưởng Giáo dục từng quỳ gối vì ''''thịnh soạn''''
Bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, người gắn bó lâu năm với ngành giáo dục đã chia sẻ với VietNamNet về những kỷ niệm thời đi học của mình.
9 tuổi được dạy một bài học về "thật thà"
Năm học lớp 4, tôi không biết học Tập làm văn và rất ghét. Nhưng nhờ có tập bài mẫu của cậu tôi để lại nên tôi cứ chép theo và học thuộc nên trở thành người giỏi văn của lớp.
Tuy nhiên, hôm đó tôi chép một bài mà không có ý thức gì cả. Đó là, tả người ăn mày. Tôi còn nhớ đoạn nhập đề: "Sau bữa cơm thịnh soạn, gia đình tôi quây quần bên gian nhà giữa. Bỗng từ ngoài ngõ vọng vào tiếng lạy ông lạy bà làm ơn làm phước bố thí cho kẻ bần hàn bát cơm chén gạo. Tôi ngẩng mặt nhìn lên thì ra là ông lão ăn mày đã đến nhà tôi từ bao giờ...".
Cô giáo dạy tôi lúc đó rất nghiêm khắc và thường chỉ cho đến điểm 8 là cao nhất. Với bài này cô chấm cho tôi 8 điểm. Nhưng cô gọi tôi đứng lên và hỏi: "Em chỉ cần giải thích cho tôi 2 từ thì bài văn này cô sẽ cho em 10 điểm, còn nếu không thì phải quỳ gối".
Cô đã hỏi tôi: "Bữa cơm thịnh soạn là gì?".
Tôi đã "chào thua" và bị quỳ gối. Tâm trạng tôi lúc đó buồn vô cùng và thất vọng nữa. Cảm giác cả lớp sẽ khinh mình, không tôn trọng nữa. Ý nghĩ cô giáo đã cư xử với mình như một kẻ ăn cắp khiến tôi không còn muốn học môn này.
Rồi 2 tuần trôi qua trong buồn tẻ. Đến sáng thứ 2 tuần kế tiếp, cô giao bài: "Hãy viết về mẹ của em". Hồi đó, bố tôi đi tập kết, tôi ở nhà với mẹ và các cô. Tôi viết và nộp bài, rồi không màng đến nữa. Hôm cô giáo trả bài, tôi cũng không quan tâm.
Nhưng rồi cô đã quay xuống bảo tôi: "Hôm nay em viết bài này đúng thực là bài của em. Cô cho em 10 điểm và đề nghị cả lớp lấy đó làm bài mẫu". Từ đó, tôi trở lại là "người hùng" và tự tin hơn trong học tập.
Kể câu chuyện để thấy rằng, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc dạy dỗ học trò.
Khi tôi học lớp 6 (năm 1963) cũng thế, rất sợ môn Hình học và không thể học nổi. Tôi cũng được các bạn cho chép bài nhưng không chịu chép mà "đòi" phải hiểu. Thi học kỳ 1, tôi đạt 15/20 điểm. Cảm thấy rất buồn!
Rồi lớp tôi được đổi ông thầy giáo khác. Tôi mua một cuốn sách dành cho HS trung bình và đọc cách họ giải, giải lại rồi đưa cho thầy xem. Thi học kỳ 2 thầy chỉ cho thi Hình. Lúc trả bài thầy nói: "Tôi rất là "khó", nhưng có một bài mà tôi không thể giảm được điểm nào, đành cho 20/20 điểm". Tôi còn không nghĩ ra mình. Nhưng từ đó tôi thấy tự tin hơn, vì thầy nói "tôi rất là khó". Sau đó, thầy bảo tôi bỏ quyển sách kia mà dùng quyển sách dành cho HS giỏi về tự học, không hiểu thì hỏi thầy.
Thầy dạy lơ mơ không cho vào lớp
Còn nhớ, hồi lớp 9, chúng tôi vào năm học đến 2 tháng mới có thầy dạy Lý. Lên lớp, thầy cứ đứng trên bảng dạy ào ào. Được khoảng hơn tuần, một buổi thầy vào lớp, thấy cả lớp để hết sách vở trong hộc bàn. Thầy hỏi: "Lớp muốn gì đây?".
Tôi đại diện lớp đứng lên nói: "Chúng em đề nghị thầy dạy giải bài tập vì thầy dạy lý thuyết không chúng em không hiểu gì". Nhưng thầy bảo, không kịp chương trình thì ai chịu trách nhiệm. Tôi nói luôn, chúng em là người chịu trách nhiệm, vì học không hiểu thì học để làm gì.
Vậy là, từ hôm đó, bắt đầu vào lớp là thầy không dạy mà gọi những học trò nào có ý kiến lên bảng sửa bài tập. Sai thầy sẽ sửa lại. Cứ như vậy. Có lẽ nhờ thế mà chúng tôi giỏi lên. Sau đó, thầy quý lớp chúng tôi lắm.
Hồi đó, thầy dạy lơ mơ là chúng tôi không cho vào lớp.
Còn nợ "bạn học dốt" lời xin lỗi
Nguyên Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong, PCT Hội Khuyến học Việt Nam tại một hội thảo diễn ra tháng 7/2010.
Hồi học lớp 8, tôi ngồi cạnh một cô bạn rất dốt, nhưng không làm bài dùm thì sẽ bị vẽ vào quần áo. Lúc đó tôi nghĩ, thôi kệ, nhà bạn giàu, mình giúp, bạn mời mình ăn sáng, còn hơn là gây gổ với nhau.
Từ đó, khi bạn lên trả bài, ngồi dưới chúng tôi phải viết chữ to vào tờ nháp để bạn nhìn thấy. Môn Tập làm văn mình soạn bài, bạn lên chấm được 18/20. Thầy "cắc cớ" gọi mình lên, vở kia có chữ của thầy rồi, mình không có vở, thầy cho mình 2 con 0 vào sổ.
Giải phóng xong, cô bạn này trở thành giáo viên, tôi làm cán bộ quản lý giáo dục của Sở. Trong thâm tâm tôi nghĩ rất coi thường vì ngày xưa bạn này học rất dốt. Nhưng cuối cùng bạn vẫn là giáo viên giỏi. Những người có con học kém, đưa cho bạn kèm đều lên trung bình.
Chính vì thế tôi không đồng tình với giáo viên dạy giỏi là dạy học sinh giỏi mà giáo viên giỏi là biết dạy đối tượng nào là đúng.
Tôi tiếc là không kịp nói lời xin lỗi với bạn vì bạn đã mất.
15 năm học phổ thông
Từ nhỏ tôi đã mơ làm bác sĩ. Vì những người giỏi đều làm bác sĩ. Cũng vì lúc đó, bà, mẹ đều ốm đau muốn làm bác sĩ để chăm sóc. Thứ nữa, hồi đó cứ ai làm bác sĩ là có ôtô riêng nên tôi mê lắm. Còn làm giáo viên chỉ có ông hiệu trưởng mới có.
Nhưng khi lớn lên, lại thích theo học hành chính quốc gia, ra trường sẽ làm Phó quận nhưng không được vì "lý lịch không rõ ràng".
Số phận đẩy đưa vào vùng giải phóng. Năm 1968, tổ chức bảo vào rừng học cấp tốc sư phạm 12+2 để giải phóng ra làm hiệu trưởng. Cứ nghĩ ăn Tết xong, mình từ đứa học trò đứng lên làm hiệu trưởng hiệu triệu từ BGH, tới giáo viên, HS. Thấy thế mê quá nên đi theo. Nhưng học xong không giải phóng nên lại xuống làm giáo viên.
Đến cuối năm 1971, tôi được bí mật đưa về Vĩnh Long, học lại 3 năm cấp 3 và 1 năm sư phạm. Đây là thời kỳ "hoạt động cách mạng", phải học lại để cùng HSSV đấu tranh.
Đến nay, sau nhiều năm gắn bó với giáo dục, nguyên Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai đã đúc rút ra một điều rằng, vấn đề cốt lõi của giáo dục vẫn là đội ngũ giáo viên...
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai: Sinh năm 1952 ở xã An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp. Từ 1958 - 1968: học phổ thông ở Đồng Tháp, sau đó, vào rừng học cấp tốc sư phạm 12+2 rồi đi làm giáo viên. Cuối năm 1971 về Vĩnh Long, học lại 3 năm cấp 3 và 1 năm sư phạm để cùng HSSV tham gia đấu tranh. Năm 1975, giải phóng trở về làm Phó Bí thư thị đoàn.
Từ năm 1977, về Ty Giáo dục Vĩnh Long vừa làm công tác tổ chức, vừa đi học. Đến năm 1984, lên làm Phó Ty Giáo dục Vĩnh Long và 5 năm sau đó, 37 tuổi, trở thành Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long. 12 năm sau đó, năm 2001, làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. 54 tuổi (năm 2006) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
Năm 2007, về nghỉ theo chế độ những vẫn tham gia Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và hiện làm Phó Chủ tịch Hội.
Theo VietNamnet
Tin cùng chuyên mục
- Doanh nghiệp Singapore đang tăng tốc đầu tư vào VN 12.08.2010 | 14:06 PM
- Thị trường bất động sảnLần đầu tiên chào bán bất động sản Anh quốc tại Việt Nam 09.09.2010 | 07:36 AM
- Nhà ở xã hội đầu tiên trong cả nước đã chính thức bán 26.08.2010 | 15:02 PM
- Giám đốc IMF: Khu vực đồng euro không sụp đổ 26.05.2010 | 17:13 PM
- Thực trạng và định hướng phát triển nuôi ngao theo hướng hàng hoá 21.08.2010 | 10:17 AM
- Việt Nam sẽ có ĐH đẳng cấp quốc tế vào 2017 17.08.2010 | 09:41 AM
- ĐC Bùi Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến về Đề án xây dựng khu kinh tế biển 21.06.2010 | 09:41 AM
- UBND tỉnhNghe và cho ý kiến về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 13.07.2011 | 08:35 AM
- Xây đường nối 2 tuyến cao tốc ở phía Bắc 27.08.2010 | 15:28 PM
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm cảng trung chuyển nước sâu
10.08.2010 | 09:57 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai