Xây dựng "nông thôn mới" ở Nam Thịnh Tiềm năng và hạn chế
Nam Thịnh hiện có 1.625 hộ, ở 5 thôn với 6505 khẩu (3102 lao động). Những năm qua, Nam Thịnh khai thác tiềm năng khá tốt phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2010, năm có nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế và lạm phát toàn cầu, nhưng kinh tế Nam Thịnh vẫn đạt GTSX 332, 9 tỷ đồng, tăng trưởng 20,1% so với năm 2009. Cả 3 nhà trường (Mầm non, Tiểu học và THCS) đều đã đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 6 năm liên tục đứng thứ nhất của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo còn 8,23%. Nhiều công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp. Về dân trí, Nam Thịnh cũng là một trong số những xã khá ở khu Nam Tiền Hải. Trình độ văn hóa cấp tiểu học chiếm tỷ lệ 25,3%; THCS 49,3%; THPT 15,4%. Chất lượng lao động có 25% đã qua đào tạo sơ cấp, 22% trung cấp, 7% đại học. 48% còn lại chưa qua đào tạo. Tỷ lệ sử dụng lao động đã qua đào tạo đạt 90%. Đảng bộ Nam Thịnh nhiều năm liên tục đạt danh hiệu TSVM, chính quyền vững mạnh. Các đoàn thể hoạt động đều và hiệu quả. Kinh tế phát triển đa dạng, nhưng Nam Thịnh cũng là địa phương làm tốt công tác bảo vệ an ninh - trật tự, tai tệ nạn xã hội thấp... Nhiều mặt khác ở Nam Thịnh, phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Toàn xã có 5 thôn, ở tập trung đồng thời là 5 điểm dân cư của đề án và đồ án "Nông thôn mới". Từ sớm, Nam Thịnh đã xây dựng cụm khu hành chính xã phù hợp với quy hoạch mới và xây dựng được trục đường chính của xã. Các thôn, khu dân cư nằm ở các trục đường "xương cá", nay chỉ cần cải tạo, nâng cấp, hạn chế phải, điều chỉnh, giảm bớt được kinh phí. Quy hoạch ruộng đất canh tác, Nam Thịnh đã hoàn thành "dồn điền đổi thửa" đợt 1 năm 2004, với bình quân hơn 2, 5 thửa/hộ.
Mặc dù Nam Thịnh đã cố gắng, đạt nhiều kết quả nhưng còn một số hạn chế cần khắc phục. Trong đó, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế chưa toàn diện, phát triển thiếu bền vững. Sản xuất nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nguyên nhân chính là khâu quy hoạch chưa chặt chẽ và đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược. Đặc biệt là quy hoạch đồng ruộng sau QĐ 948 và sau "dồn điền" đợt đầu vẫn manh mún. Nhiều công trình hạ tầng như nhà văn hóa vừa thiếu vừa không đồng bộ. Hệ thống giao thông, thủy lợi đã cơ bản hoàn thành nhưng còn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp. Hệ thống tiêu thoát nước tại khu dân cư chưa được xây dựng gây ô nhiễm môi trường.
Toàn xã còn 34 hộ lẻ, cần di rời vào các cụm dân cư. Là xã có nhiều thành phần kinh tế, công tác quản lý xã hội có nhiều phức tạp. Tuy khá về kinh tế, nhưng so với yêu cầu đầu tư, thì Nam Thịnh còn thiếu rất nhiều, cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành ...
Vừa tròn một năm, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các chi bộ, các thôn, các đoàn thể tuyên truyền ý nghĩa, mục đích, mục tiêu xây dựng Nam Thịnh sớm trở thành xã nông thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận từ trong Đảng đến các tầng lớp nhân dân. Xã thành lập ban chỉ đạo và các tiểu ban theo đúng trình tự các bước tiến hành của đồ án và đề án xây dựng nông thôn mới được đưa xuống từng khu vực dân cư dân chủ thảo luận, góp ý trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ 6-2010 đến 6-2011, toàn xã dốc sức hoàn thành công tác điều tra cơ bản, từ kinh tế - xã hội đến an ninh, quốc phòng, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, lao động...
Cùng với việc chỉnh trang 5 khu dân cư hiện có, Nam Thịnh tổ chức đưa 34 hộ lẻ về các khu tập trung đồng thời phân vùng khu vực sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (chuyên lúa, chuyên màu, kết hợp lúa màu và nuôi trồng thủy sản). Cùng với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, Nam Thịnh đã quy hoạch xong khu sản xuất thủy sản với gần 1.000ha; trong đó vùng nuôi ngao ven biển 700 ha, đầm vùng ngoài đê biển 185 ha, vùng chuyển đổi 37, 5ha. Thiết kế, phóng tuyến để quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường bảo đảm phát triển bền vững. Quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng và nhiều quy hoạch khác... Ban chỉ đạo còn giao cho các đoàn thể mặt trận xây dựng các bước triển khai các đề án về văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng theo tiêu chí nông thôn mới .
Từ đầu năm 2011 đến nay, Nam Thịnh còn tiến hành nhiều khâu đột phá cho việc xây dựng nông thôn mới. Xã đã đầu tư nhiều tỷ đồng mở rộng được nửa đường trục xã, nâng cấp một số đoạn của đường "xương cá" theo đúng tiêu chuẩn. Tiếp tục đầu tư nối dài thêm một số đoạn kênh mương theo tiêu chuẩn cứng hóa. Trong quý 2/2011, xã tập trung cho công tác "dồn điền đổi thửa" theo quy vùng sản xuất nông nghiệp, phấn đấu bình quân 1 mảnh /hộ, toàn xã đang có cuộc vận động lớn từ gia đình đến dòng họ "dồn điền" cho nhau, vận động hộ xin nhận đất khó canh tác để chuyển đổi nuôi trồng thủy hải sản, hoặc xây dựng trang trại, gia trại.
Phan Anh
Tin cùng chuyên mục
- Thụy Duyên: Nỗ lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu 30.09.2024 | 10:18 AM
- Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh thăm mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại xã An Thái 22.06.2024 | 18:06 PM
- Giám sát chuyên đề về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại Kiến Xương 12.06.2024 | 19:14 PM
- Vũ Thư: Lắp đặt thêm 23,7 km đèn điện “thắp sáng đường quê” 04.04.2024 | 15:54 PM
- Vũ Thư: Phấn đấu 8 xã về đích NTM nâng cao năm 2024 29.03.2024 | 15:30 PM
- Phiên họp thứ 5 Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 08.03.2024 | 16:17 PM
- Đánh giá, xác nhận các xã An Ninh, Đông Hoàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 24.01.2024 | 15:56 PM
- An Thái: Xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh 11.12.2023 | 08:13 AM
- Nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấpXây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa 14.11.2023 | 08:48 AM
- Liên Hiệp: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao 10.11.2023 | 09:32 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai