Áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới chậm nhất từ năm 2020
Theo Quyết nghị, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.
Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí; đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT theo lộ trình quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Trước đó, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, đa số đại biểu Quốc hội đồng ý lùi thời gian thực hiện Nghị quyết 88 và thay đổi triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo hình thức cuốn chiếu tuần tự, năm đầu tiên áp dụng với lớp đầu cấp tiểu học, năm thứ hai đối với lớp đầu cấp trung học cơ sở và năm thứ ba với lớp đầu cấp trung học phổ thông. Hoàn thành quá trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới sau 5 năm kể từ năm bắt đầu triển khai.
Cho ý kiến về thời điểm bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho hay có hai loại ý kiến: Nhiều đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất, bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2019 -2020, lùi 1 năm so với thời gian quy định trong Nghị quyết 88 (Phương án 1).
Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021, lùi 2 năm (Phương án 2) vì thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai chương trình.
Căn cứ ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉ đạo Tổng Thư ký gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới với hai phương án nêu trên. Kết quả có 412 đại biểu Quốc hội cho ý kiến, trong đó: Phương án 1 (lùi 1 năm): Có 193 đại biểu đồng ý, chiếm 46,84% số đại biểu trả lời và chiếm 39,31% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phương án 2 (lùi 2 năm): Có 208 đại biểu đồng ý, chiếm 50,49% số đại biểu trả lời và chiếm 42,36% tổng số đại biểu Quốc hội.
Kết quả lấy phiếu xin ý kiến cho thấy, cả 2 phương án, chưa có phương án nào có trên 50% tổng số đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến. Điều này thể hiện sự cân nhắc thận trọng của các đại biểu đối với thời gian cần thiết để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đồng thời cũng mong muốn với sự quyết tâm cao hơn nữa của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hạn chế kéo giãn thời gian cũng như yêu cầu sử dụng kinh phí khi thực hiện chương trình phải hiệu quả, thiết thực.
Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong điều hành của Chính phủ, đồng thời, không gây áp lực về thời gian, cân đối điều hành kinh phí hợp lý, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và chất lượng của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho quy định về lộ trình áp dụng theo hướng: Quốc hội đồng ý cho phép lùi thời gian và thực hiện phương thức triển khai cuốn chiếu tuần tự chương trình, sách giáo khoa GDPT mới; Thời hạn bắt đầu áp dụng chậm nhất là từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông./.
Theo: dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giải báo chí về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2019 11.03.2019 | 15:57 PM
- Người dân không nên quay lưng với sản phẩm thịt lợn 11.03.2019 | 15:38 PM
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời tại Đắk Lắk 10.03.2019 | 09:50 AM
- Hội Báo toàn quốc 2019 diễn ra từ ngày 15 - 17/3 08.03.2019 | 08:15 AM
- Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn đề tài, sản xuất tác phẩm báo chí dự thi 06.03.2019 | 16:58 PM
- Khuyến khích doanh nghiệp Pháp mở rộng đầu tư tại Việt Nam 06.03.2019 | 09:07 AM
- Trao giải Kovalevskaia năm 2018 05.03.2019 | 09:26 AM
- “Chống dịch phải như chống giặc” 04.03.2019 | 16:17 PM
- Hội đồng hương Thái Bình tại Nam Định gặp mặt đầu xuân 2019 03.03.2019 | 17:19 PM
- Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi ảnh quốc tế “Thời tiết và khí hậu" 02.03.2019 | 17:20 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai