May túi siêu thị xuất khẩu thu tiền tỷ
Trong khuôn viên xưởng may rộng gần 200m2 được xây dựng quy mô, sạch sẽ, thoáng mát với hệ thống máy may hiện đại, không khí làm việc thật khẩn trương, sôi động. Chị em đang thoăn thoắt may ráp các phần quai, thân để tạo ra một chiếc túi hoàn thiện; còn các bà, các bác phụ nữ trung tuổi, cao tuổi cẩn thận, tỉ mỉ cắt những đoạn chỉ thừa, xếp những chiếc túi xinh xắn, màu sắc bắt mắt thành từng chồng.
Vừa kiểm tra chất lượng sản phẩm, chị Thu vừa chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề may túi siêu thị. Trước đây, thu nhập gia đình chị chủ yếu từ công việc làm spa. Năm 2019, nhận thấy các khu, cụm công nghiệp mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thôn nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện làm việc tại các công ty, doanh nghiệp; nhiều lao động nữ của địa phương vẫn thiếu việc làm trong lúc nông nhàn, nhất là phụ nữ lớn tuổi, trung tuổi, chị đã đi tìm hiểu nhiều nơi và quyết định mở xưởng may các loại túi xách dùng trong siêu thị. Qua bạn bè giới thiệu, chị cất công lên nhà máy tại Hà Nam và các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự để tìm hiểu quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm mô hình hiệu quả nhất để áp dụng. Sau đó, chị đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất như: máy cào bơi 2 kim, máy đóng quai lập trình điện tử may các đường dích dắc và trên 30 máy may cho công nhân.
Thời gian đầu, công việc may túi chưa được thuận lợi do nhiều chị em chưa thành thạo về kỹ thuật. Sau khi nhận nguyên liệu và mẫu từ các công ty liên kết, chị Thu chia ra nhiều công đoạn để hướng dẫn chị em may thành phẩm như: ráp thân, khâu miệng túi, ráp đáy, đóng quai... bảo đảm chất lượng sản phẩm ngay từ đầu. Chị đã chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Chị cho biết: Công việc may túi xách không quá phức tạp, chỉ cần học trong khoảng thời gian ngắn là người lao động có thể sử dụng máy thuần thục, nắm được các kỹ thuật may cơ bản. Các sản phẩm túi đều được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản..., được nhiều tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới lựa chọn, do vậy nguồn hàng luôn ổn định, không phải lo đầu ra cho sản phẩm.
Sau gần 4 năm thành lập, hiện trung bình mỗi tháng chị Thu xuất xưởng từ 300.000 - 400.000 sản phẩm. Mạnh dạn biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, từ đó lập nghiệp, phát triển kinh tế ngay tại quê hương, chị Thu không chỉ vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 70 lao động với thu nhập theo sản phẩm từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.
Chị Hoàng Thị Hiển, thôn Tam Đường, xã Tiến Đức cho biết: Được đi làm gần nhà, công việc không quá vất vả lại có thu nhập ổn định và được hưởng các phúc lợi khác giống như công nhân trong các khu, cụm công nghiệp là điều mà chúng tôi mong ước bấy lâu nay. Không những thế, chị Thu còn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nên ngày càng thu hút đông chị em đến làm tại cơ sở. Nhiều chị em thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn nhờ làm việc ở cơ sở đã có thể tự trang trải cuộc sống. Ngoài ra, loại túi xách được sản xuất từ loại bao bì tự phân hủy, có khả năng tái sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường nên trong quá trình sản xuất không ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Bà Phan Thị Phương Thanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tiến Đức chia sẻ: Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo mô hình “ly nông không ly hương” của chị Trần Thị Thu là cách làm hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tạo cơ hội để cơ sở của chị Thu tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nhằm hỗ trợ, tạo thêm nhiều việc làm cho phụ nữ nông thôn.
Chia tay chị Thu, nghe chị chia sẻ về những dự định trong tương lai, chúng tôi tin rằng cơ sở may túi siêu thị xuất khẩu của gia đình chị sẽ tiếp tục phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thanh Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
Đỗ thị phương - 1 năm trước