Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh
Họ làm được tất cả các loại nón: nón Bài Thơ(Huế), nón Bình Định, nón thêu , nón dày, nón thưa, vốn rất nổi tiếng ở miền Trung nhưng ở Tây Ninh không dễ kiếm lá buôn, dây thao, nguyên liệu làm nón Bài Thơ, ngược lại nguồn trúc và lá mật cật lại rất dễ tìm.
Người dân Tây Ninh chọn loại lá mật cật là nguyên liệu chính để làm nón. Đây là loại nón thông dụng dành cho người lao động và được sản xuất đại trà để bán hàng gọi là “nón hàng”, loại nón này khi gặp mưa vẫn thẳng, không bị dúm lại như các loại nón khác . Có 3 loại nón: nón thưa ,nón dày, nón lỡ .
Muốn làm nón phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá . Nón làm bằng lá mật cật luộc chín, phơi khô và vuốt thẳng . Người ta xếp từng lá chồng dọc theo khuôn để chằm . Vừa chằm vừa gác các nan tre được chuốt nhỏ, đều và trùm lên khuôn để làm sườn nón lá .
Lá mật cật dược kết dính đều đặn tỉ mỉ, khéo léo với vòng nan tre bằng chỉ trong suốt.
Hầu hết các phụ nữ ở Ninh Sơn, cũng như ở An Phú, An Hoà đều biết chằm nón từ lúc còn rất nhỏ 5- 6tuổi.
Nón hàng làm nhanh hơn nón dày giá cả nón dày, đắt hơn nón hàng (gấp đôi). Nghề chằm nón không giàu nhưng với tiền lời ít ỏi từ công chằm nón đã giúp cho bà con ở đây có cuộc sống thanh đạm. Nón lá vốn là thành phần quan trọng trong trang phục của phụ nữ vùng nông thôn, là nét độc đáo riêng. Dẫu rằng ngày nay phụ nữ có xu hướng theo Âu hoá , nhưng hễ còn người dân ra đồng là còn cần chiếc nón lá.
Bên cạnh một số nghề thủ công truyền thống kể trên , ở Tây Ninh còn có một số nghề khác như :nghề đan lát sản xuất các sản phẩm bằng mây ,tre ,nứa . Nghề mộc sản xuất các sản phẩm tủ, bàn, sa lon, ghế … Nghề rèn sản xuất các sản phẩm công cụ và các công cụ sinh hoạt gia đình . Nghề đúc đồng . . . Cho thấy sự đa dạng , phong phú của bức tranh những nghề thủ công truyền thống ở Tây Ninh. Chính những nghề thủ công truyền thống ấy đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Ninh được nâng cao. Ngoài giá trị vật chất, các nghề thủ công còn tạo nên một bản sắc độc đáo cho từng địa phương làm đa dạng hoá nền văn hoá dân tộc Việt
Nguồn tin: Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
Chu An Định - 6 năm trước