Làng phát lộc “mất lộc”
Mọi năm, từ tháng 9 trở đi, gia đình bà Hoàng Thị Huệ, thôn Đình Phùng lại bận rộn bên những chậu phát lộc từ sáng sớm đến đêm khuya. Để có đủ hàng giao cho khách đúng hẹn, bà phải thuê thêm 4 - 5 người cùng làm. Trung bình bà xuất cho khách 10 chuyến xe ô tô/tháng, mỗi chuyến khoảng 300 chậu và cả lẵng to, lẵng nhỏ. Sau khi trừ chi phí bà thu lãi trên 200 triệu đồng/năm. Song năm nay bà Huệ không dám nhận đơn của khách hàng nhiều vì sản phẩm phát lộc làm xong lại bị thối, hỏng mắt. Bà cho biết: Nhà tôi làm phát lộc hàng chục năm nay nhưng đây là năm đầu tiên bị hỏng nhiều như vậy. Sản phẩm bị hỏng mà không rõ nguyên nhân. Khi còn là cây nguyên liệu thì không sao nhưng làm thành tháp, thành lẵng rồi mới bị hỏng, có chậu hỏng gần hết. Đốt nào hỏng phải thay ngay, mất nhiều công, rồi phải thêm nguyên liệu rất tốn kém, quan trọng là sản phẩm không đẹp như làm 1 lần vì mắt nẩy lộc không đều. Bởi vậy, dù năm nay giá bán cao gấp 1,5 lần so với năm ngoái song tôi vẫn không dám làm nhiều, không nhận đơn lớn của khách hàng.
Thời điểm này mọi năm nhà bà Nguyễn Thị Quyên, thôn Đình Phùng chỗ nào cũng là phát lộc với đủ các mẫu mã như tháp, bình, thuyền, nậm..., đủ các kích cỡ theo đơn đặt hàng của khách. Nhưng năm nay việc làm phát lộc của gia đình bà không được thuận lợi, số lượng sản phẩm giảm đi rất nhiều. Vừa sửa tháp phát lộc bị hỏng bà Quyên vừa chia sẻ: Mọi năm tầm này làng phát lộc nhộn nhịp và vui lắm, các nhà đều chong đèn làm phát lộc đến khuya, xe ô tô đến lấy hàng đậu kín ven đường 39 chở đi khắp các tỉnh, thành phố; vậy mà năm mà nay nhà nào cũng phải giảm số lượng, xe lấy hàng cũng thưa thớt. Phát lộc bị hỏng nhiều, cách khắc phục chỉ là bỏ đốt hỏng thay bằng đốt mới, thêm vào đó giá nguyên liệu đầu vào tăng, dù gia đình tôi đã giảm số lượng làm tới 50% so với năm trước mà từ đầu vụ đến giờ vẫn bị thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Không làm được hàng tôi phải hủy một số đơn hàng khách đã đặt và không dám nhận đơn mới số lượng lớn.
Không chỉ gia đình bà Huệ, bà Quyên mà hầu hết các gia đình ở làng phát lộc đều chung nỗi buồn “mất lộc” vì làm ít thì lỗ ít, làm nhiều thì lỗ nhiều. Trước đây, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Đăng Thuyết, thôn Đình Phùng cung ứng ra thị trường vài nghìn chậu phát lộc, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Anh cũng tiêu thụ sản phẩm phát lộc cho nhiều gia đình khác. Năm nay phát lộc hỏng hàng loạt chưa rõ nguyên nhân đã khiến việc làm nghề và thu nhập của gia đình anh bị ảnh hưởng. Anh Thuyết cho biết: Phát lộc nguyên liệu đã ít lại còn thấp và nhỏ, cây thấp cho ít đốt vì vậy sản phẩm làm ra ít hơn mọi năm. Thêm vào đó, phát lộc lại bị thối nên số lượng và chất lượng sản phẩm đều giảm. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm tôi mua một ít cây về làm thử nếu sau 1 - 2 tuần không bị thối thì mới mua hết ruộng cây nguyên liệu về làm. Số lượng sản phẩm gia đình làm cũng như sản phẩm tiêu thụ cho các gia đình khác đều ít hơn mọi năm. Gia đình cố làm để giữ khách chứ năm nay làm không có lãi.
Thôn Đình Phùng, xã Minh Tân còn được gọi là làng phát lộc - địa phương duy nhất của tỉnh làm ra các sản phẩm độc đáo từ cây phát lộc cung ứng cho thị trường cả nước. Cả thôn có trên 100 hộ trồng và làm phát lộc, trong đó có 28 hộ tham gia xây dựng sản phẩm phát lộc OCOP. Mỗi năm thôn cung cấp cho thị trường hàng vạn sản phẩm phát lộc chất lượng. Nhờ nghề làm phát lộc nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng ngay tại quê hương.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc HTX DVNN xã Minh Tân cho biết: Nhu cầu mua các sản phẩm từ cây phát lộc về trưng bày tại phòng làm việc và trong nhà ngày càng nhiều, giúp nghề làm phát lộc cùng với nghề trồng đào từ lâu đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, năm nay làng phát lộc không còn sôi động như mọi năm, hầu hết các gia đình đều phải giảm số lượng sản phẩm, có gia đình chuyển hẳn sang làm các nghề khác. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, giá nguyên liệu tăng, lãi thấp, thậm chí có nhà sản phẩm bị hỏng nhiều còn lỗ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. HTX đã mời kỹ sư nông nghiệp về lấy mẫu, nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của việc hàng loạt cây phát lộc lá bị vàng, đốt thối, hỏng, mầm không mọc. Chúng tôi đề nghị ngành nông nghiệp về hỗ trợ bà con sớm tìm ra bệnh và cách điều trị cho phát lộc để bà con yên tâm phát triển sản phẩm OCOP của địa phương.
Nghề làm phát lộc từ lâu đã trở thành một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của xã Minh Tân.
Hiếu Nghĩa
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh