Làng nghề dệt thổ cẩm Gia Lai
Mô hình dệt thổ cẩm nơi đây đã thu hút được hàng trăm chị em tham gia, góp phần tận dụng được lao động nhàn rỗi lúc hết mùa cũng như thu nhập cho mọi người nhưng... "Mọi người chỉ làm lúc hết mùa, nhưng cái bụng thích thì làm, còn không thì thôi. Mình giao vật liệu cho mọi người, khung dệt tự tìm, thời gian, mẫu mã thì còn tuỳ khả năng mỗi người nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt, nhiều khi sản phẩm làm ra không thể dùng được nhưng mình vẫn phải trả tiền, biết làm sao được." chị MLor tâm sự và bản thân chị cũng chỉ biết giao công việc và tìm thị trường tiêu thụ, còn việc ổn định, tổ chức công việc cho các chi nhánh của mình lao sao cho đạt kết quả tốt nhất thì MLor không biết.
Không như GLar, ở xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) lại có cách đi riêng cho mình khi thành lập câu lạc bộ dệt thổ cẩm với 53 thành viên tham gia sáng lập. Hoạt động của CLB khá bài bản và quy cách với quy chế hoạt động, sinh hoạt hẳn hoi. Tại CLB này các chị em tham gia cũng đã tự nguyện trích tiền thu được từ chính sản phẩm của mình để đóng góp vào quỹ CLB nhằm hỗ trợ cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia, giúp họ an tâm gắn bó với nghề.
Ngoài 2 địa chỉ trên hiện nay tại các xã, huyện vùng sâu như huyện Kôngchro cũng đã hình thành làng thanh niên dệt thổ cẩm (ở làng Nghe Lớn, Nghe Nhỏ thị trấn Kôngchro), tổ hợp tác dệt thổ cẩm ở xã Ia Phìn (huyện Chư Prông), Ia Pếch (huyện Mang Yang)... cùng nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng tự hình thành cho mình những làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống với sự tham gia của hàng trăm hộ gia đình, nhất là lớp thanh niên... Còn với các ngành, nghề khác như tạc tượng, đan lát... ở Gia Lai thì tương lai... chưa có câu trả lời.
Ở cấp tỉnh thì thỉnh thoảng mới có một cuộc thi cho các nghệ nhân nhưng cũng không thu hút được đông đảo mọi người tham gia, ở huyện thì chờ cuộc thi tỉnh lại cử các nghệ nhân cũ đi thi. Việc đan lát hiện nay chủ yếu là từ các nghệ nhân già, lúc rãnh rổi lại đan lát để dùng trong gia đình chứ mọi người chưa có ý định làm sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa sản phẩm vươn ra thị trường.
Cái chung nhất ở các làng nghề vẫn là cá nhân tự phát, không có định hướng, mục tiêu rõ ràng, chủ yếu phục vụ nhu cầu của cá nhân, gia đình, việc phát triển này không biết là sẽ đi về đâu và liệu có tồn tại trong thời gian tới hay không nếu không có đột biến nào khác.
Nguồn langnghe.org
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh