Chiếu Nẩy làng Hới một thời vang bóng
Chiếu Nẩy - một nghệ thuật đỉnh cao
Cách đây vài chục năm, những gia đình giàu có thường đến tận làng Hới để đặt những đôi chiếu Nẩy về dùng hoặc biếu bạn bè. Nói đến chiếu Nẩy làng Hới là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một lá chiếu, từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đầu vào đến quy trình lựa cói rồi lên khung go dệt. Ðiều đặc biệt ở chiếu Nẩy chính là kỹ thuật dệt chiếu từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.
Hiện nay, ở làng chiếu Hới chỉ duy nhất có ông Ðoàn Trọng Thơm còn giữ được kỹ thuật làm chiếu Nẩy, kỹ thuật đó được người dân tôn vinh như một nghệ thuật tạo nên từ bàn tay khối óc của người thợ nuôi nghề.
Nghề làm chiếu ở làng Hới những tháng giáp hè làm tối ngày không hết việc. Cũng bởi nhu cầu của người tiêu dùng mùa này tăng cao. Nhà nhà sản xuất chiếu, người người tham gia vào các công đoạn làm chiếu. Ông Thơm cho biết: “Ở làng Hới, người làm chiếu thì nhiều nhưng ít ai được truyền cho kỹ thuật làm chiếu Nẩy vì làm chiếu Nẩy đòi hỏi mọi công đoạn phải kỹ càng. Từ khâu chọn cói đến dệt cói rất quan trọng. Chiếu Nẩy đẹp phụ thuộc chủ yếu vào người làm chiếu”. Nhiều năm trở lại đây, nhiều người dân trong làng, ngoài xã và những vùng lân cận đến nhờ ông Thơm truyền dạy lại nghề dệt chiếu Nẩy cho họ, ông cũng không giữ nghề làm của riêng cho mình mà nhiệt tình dạy cho mọi người nhưng ít có người theo được bởi tính kiên trì, nhẫn nại khi làm chiếu Nẩy cũng là một yếu tố góp phần tạo nên một lá chiếu đẹp, đáp ứng yêu cầu.
Chiếu Nẩy khác với lá chiếu Ðậu, chiếu Mòi mà người dân vẫn thường dùng. Chiếu Nẩy không ưa cói Thanh Hóa, cói miền
Những nỗ lực giữ nghề truyền thống
Xã Tân Lễ có gần 3.200 hộ thì 80% hộ gia đình làm nghề dệt chiếu, mỗi năm xuất ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu với mẫu mã và chủng loại khác nhau. Giá cả luôn ổn định từ 150.000 - 300.000 đồng/chiếc. Chiếu làng Hới có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, cả làng giờ chỉ còn mình ông Thơm là còn giữ được nghệ thuật làm chiếu Nẩy. Ông vẫn ngày ngày giữ nghề bằng việc nhận làm chiếu Nẩy do bạn hàng đặt. Dù tuổi cao nhưng cái tâm với nghề vẫn còn đó. Mỗi khi có người đặt hàng, ông lại lặn lội sang vùng cói An Tràng chọn cói. “Không phải vì tiền mà chính là vì nghề. Làm được một đôi chiếu Nẩy là mình có thêm một công trình nghệ thuật để góp phần quảng bá nét đẹp làng nghề. Nhiều người yêu thích thì mình, con cháu mình vẫn còn đất sống”. Ông Thơm tâm sự.
Mỗi đôi chiếu Nẩy làm ra cũng chỉ được từ 500.000 - 600.000 đồng/đôi. Lấy công làm lãi cốt là còn giữ được nghề. Nếu nhìn rộng ra một chút, đổi mới kỹ thuật thì ắt hẳn chiếu Nẩy vẫn có thị trường rộng lớn.
Nghề làm chiếu lâu đời đã tạo nên một diện mạo mới cho làng chiếu xã Tân Lễ, nhiều tỷ phú trẻ xuất hiện cũng bởi gắn bó với nghề. Những năm trước đây, làng Hới tự hào có trong tay những ngón nghề độc và có nhiều thợ dệt chiếu Nẩy nổi tiếng như cụ Nguyễn Ngọc Ðiếm, Nguyễn Văn Lương... Chính cụ Ðiếm là người dệt tặng Bác Hồ lá chiếu Nẩy với dòng chữ: "Ðời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Phát triển nghề song song với giữ nghề không chỉ là trách nhiệm mà đó còn là một nhiệm vụ quan trọng mà lớp hậu sinh làng Hới phải làm.
Ông Hà Khắc Kết, Chủ tịch UBND xã Tân Lễ cho biết: “Tân Lễ luôn tự hào có nghề truyền thống dệt chiếu lâu đời. Thực hiện đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương, trong những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, huyện, xã đã nỗ lực trong việc quy hoạch làng nghề. Phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện tín chấp giúp cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất, mua máy dệt chiếu cói, chiếu nilon, giúp các hộ gia đình làm thủ tục hưởng cơ chế hỗ trợ của huyện.
Ðồng thời dành quỹ đất hợp lý, quy hoạch cụm công nghiệp... Ông Kết cho biết thêm: riêng với loại chiếu Nẩy, chỉ còn một nghệ nhân giữ được kỹ thuật làm chiếu. Trong kế hoạch khôi phục nghề, xã đã có nhiều biện pháp nhưng do cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên máy móc tham gia hầu hết các khâu sản xuất. Người làng không mấy ai tha thiết với cách làm thủ công. Do đó, kỹ thuật làm chiếu Nẩy đang đứng trước nguy cơ mai một. Hy vọng trong tương lai gần, người dân làng Hới nhận thức thực sự được giá trị nguyên bản cổ truyền của nó để có biện pháp kịp thời nhằm tôn vinh giá trị nghệ thuật của loại chiếu có một không hai này.
Bài, ảnh: Tất Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật