Nông dân Thái Phương: Ly nông không ly hương
Xuất thân từ gia đình nông dân, từ nhỏ đã gắn bó với ruộng đồng nhưng nay gia đình anh Nguyễn Văn Mão (thôn Phương La 4) đã là chủ Công ty TNHH Châu Minh chuyên sản xuất các mặt hàng khăn bông xuất khẩu. Anh Mão cho biết: Tiếp nhận nghề dệt truyền thống của cha ông để lại, đầu tiên tôi sắm máy dệt thủ công rồi thành lập tổ hợp máy may gia công sản xuất các mặt hàng khăn bông. Sản phẩm của gia đình làm ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã nên dần có uy tín và chỗ đứng ở thị trường trong nước. Quy mô sản xuất của cơ sở ngày càng được mở rộng. Đến năm 2006, tôi thành lập công ty chuyên sản xuất các mặt hàng khăn bông không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ với vài máy dệt thủ công, đến nay, Công ty TNHH Châu Minh có diện tích mặt bằng rộng 13.000m2 với 20 máy may công nghiệp và 1 máy dệt công nghiệp công suất lớn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng, doanh thu bình quân đạt 15 tỷ đồng/năm.
Theo ông Trần Bá Cao, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương, với lợi thế có nghề truyền thống, bà con nông dân đã rất năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã thoát ly đồng ruộng, tham gia làm nghề và trở thành chủ những công ty, cơ sở sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, Thái Phương có 2.262 hộ tham gia làm nghề, chiếm 71,9% tổng số hộ trong toàn xã và trên 70% số lao động có việc làm ổn định. Mặc dù trong quá trình sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các hộ đã từng bước đầu tư đổi mới phương tiện, máy móc sản xuất, nâng cao chất lượng các mặt hàng, thường xuyên tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. Chỉ riêng năm 2015, các hộ đã mua thêm 147 máy dệt công nghiệp, nâng tổng số máy trong toàn xã lên hơn 200 máy, loại máy này có công suất cao gấp 3 - 4 lần máy dệt thủ công, tạo điều kiện nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập. Hiện nay, thu nhập bình quân của người dân Thái Phương đạt 30,95 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 2,48%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông nghiệp 10,99%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 75,13%; thương mại, dịch vụ 13,88%. Đặc biệt, nghề và làng nghề của địa phương còn thu hút và tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động các xã lân cận như Minh Tân, Kim Trung, Độc Lập...
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024