Nghề chạm bạc ở Hồng Thái phát triển ổn định
Ông Nguyễn Thế Hoan, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết: Chạm bạc là nghề cổ truyền của người dân địa phương với nhiều di tích và hiện vật còn lưu giữ như quần thể di tích lịch sử đền Đồng Xâm gồm di tích quốc gia đền Đồng Xâm và Am thờ cụ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu. Lễ hội Đồng Xâm tổ chức thường niên vào đầu tháng 4 âm lịch hấp dẫn khách du lịch thập phương về trẩy hội. Toàn xã hiện có 1.800 hộ, trong đó 90% số hộ có người tham gia làm nghề chạm bạc, 100% thôn làm nghề. Ngoài ra, Hồng Thái còn có hơn 500 lao động làm nghề kim hoàn trong cả nước góp phần đưa đời sống của người dân ngày càng nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Sự phát triển nghề đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2016 đạt trên 50 tỷ đồng, chiếm 51% cơ cấu kinh tế của xã.
Để có sự phát triển như vậy, Hồng Thái đã duy trì phát triển nghề theo mô hình tổ và thành lập Chi hội Kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm để tìm kiếm thị trường nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm nền kinh tế thế giới suy giảm toàn cầu, để tìm hướng đi đúng, các tổ sản xuất ở Hồng Thái đã hướng vào thị trường nội địa, thực hiện phương châm người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hiện nay sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, mẫu mã phong phú, nhiều công đoạn đã được ứng dụng cơ khí hóa vào sản xuất như máy đột dập, máy đánh bóng đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, vừa qua nhãn hiệu của làng nghề chạm bạc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận logo. Đây là bước ngoặt mang tính đột phá, tạo dựng thương hiệu cho làng nghề trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số công đoạn của sản phẩm đã được dùng bằng máy móc.
Bên cạnh đó, các thợ chạm bạc Đồng Xâm luôn đặt chất lượng lên hàng đầu để phát triển thương hiệu cho làng nghề nói chung, từng hộ gia đình nói riêng. Do đó, đến năm 2008, nghề chạm bạc ở Hồng Thái đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu trong cả nước với 5 nghệ nhân. Đặc biệt, năm 2016, địa phương có 2 nghệ nhân tiêu biểu được Nhà nước phong tặng nghệ nhân nhân dân, 1 nghệ nhân được phong tặng nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia và số còn lại được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng nghệ nhân bàn tay vàng.
Tuy nhiên, hiện nay các hộ làm nghề chạm bạc Đồng Xâm còn không ít khó khăn về vốn, vật tư, cơ sở hạ tầng, môi trường và đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Hoan, để làng nghề tiếp tục duy trì và phát triển mạnh hơn, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cần có những chính sách ưu đãi đầu tư cho làng nghề, nhất là việc quy hoạch các làng nghề truyền thống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm, điểm công nghiệp làng nghề thu hút các dự án lớn. Ngoài ra cần xây dựng đề án dạy nghề để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, tạo đà cho các doanh nghiệp, tổ, hộ, người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện kinh phí để xây dựng nhà truyền thống cho làng nghề nhằm quảng bá những cổ vật và sản phẩm của làng nghề, tạo điểm nhấn thu hút khách hàng, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026