Hưng Hà: khởi sắc nghề và làng nghề
Phát huy nghề truyền thống của cha ông, từ năm 1980 đến nay, gia đình ông Nguyễn Văn Xanh ở thôn Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân vẫn luôn gắn bó với nghề dệt chiếu cói.
Theo ông Xanh, những năm gần đây, do phải cạnh tranh với các mặt hàng chiếu công nghiệp nên nghề dệt chiếu cói gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sản phẩm chiếu cói vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Tổ sản xuất chiếu cói của gia đình luôn duy trì 8 máy dệt với 20 lao động thường xuyên và 40 lao động vệ tinh trong làng với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Mỗi ngày sản xuất đều đặn 200 lá chiếu với giá thu mua khoảng 80.000 đồng/lá chiếu, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Cùng làm nghề dệt chiếu nhưng gia đình ông Trần Văn Toàn ở thôn Kiều Thạch, thị trấn Hưng Nhân lại sản xuất mặt hàng chiếu nilon.
Ông Toàn cho biết: Trước đây gia đình tôi cũng có xưởng dệt chiếu cói thủ công nhưng nhận thấy sản phẩm chiếu công nghiệp ngày càng phát triển nên đã chuyển hẳn sang sản xuất chiếu nilon. Hiện xưởng có 37 máy dệt tự động, sản xuất 2.500 lá chiếu/ngày, tạo việc làm thường xuyên cho 70 lao động với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng; doanh thu hàng năm đạt 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cho thu lãi 1 tỷ đồng.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hưng Hà xuất hiện ngày càng nhiều ngành nghề mới cho giá trị kinh tế cao như dệt chiếu nilon, dệt lưới nilon, dệt mành mỹ nghệ, giày xuất khẩu… thu hút đông đảo lao động tại chỗ. Văn Cẩm là địa phương có ngành nghề phát triển đa dạng giữa nghề truyền thống và nghề mới.
Ông Chu Thanh Diên, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện xã vẫn duy trì và phát triển 19 ngành nghề với 895 hộ và 1.525 người tham gia. Tổng doanh thu ước đạt gần 97 tỷ đồng (tăng gần 5,5 tỷ đồng so với năm 2016). Bên cạnh việc duy trì các ngành nghề truyền thống như mộc, mây tre đan xuất khẩu, làm hương, nhiều người dân địa phương còn năng động du nhập nghề mới. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Biền ở thôn Mỹ Đình du nhập nghề dệt lưới nilon gần 20 năm nay. Chỉ riêng xưởng sản xuất tại gia đình ông, chưa tính lực lượng lao động vệ tinh đã tạo việc làm cho 20 lao động với thu nhập từ 7,5 - 11 triệu đồng/người/tháng. Ngành nghề đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Vũ Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 53 làng nghề và 4 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận là làng nghề, xã nghề. Tổng giá trị sản xuất của làng nghề năm 2017 ước đạt 1.992,1 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nghề đạt 1.562,3 tỷ đồng (đạt 78,4%). Hoạt động ở một số nghề và làng nghề truyền thống phát triển ổn định. Cụ thể như nghề dệt khăn, từ một làng nghề Phương La (xã Thái Phương) nay đã phát triển thành một vùng nghề gồm 20 làng nghề dệt khăn ở 9 xã. Năm 2017, số máy dệt khăn thủ công giảm, số máy dệt khăn công nghiệp tăng 178 máy so với năm 2016 (nâng tổng số máy dệt khăn công nghiệp lên 536 máy). Một số làng nghề dệt chiếu cói, làm mộc, sản xuất hương, chế biến lương thực, thực phẩm cũng duy trì hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, người dân các địa phương cũng bắt kịp xu hướng và du nhập nhiều nghề mới. Điển hình như nghề dệt chiếu, dệt lưới nilon ở thị trấn Hưng Nhân và các xã Tân Lễ, Văn Cẩm. Hiện số máy dệt chiếu nilon công nghiệp là 336 máy (tăng 17 máy so với năm 2016); tổng số máy dệt lưới nilon công nghiệp là 16 máy và trên 70 máy dệt lưới nilon thủ công. Nhìn chung, các nghề mới phát triển ổn định, các cơ sở ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập khá. Hoạt động của các doanh nghiệp trong làng nghề cũng có nhiều bước tiến. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đứng ra cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các làng nghề. Ước tính, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 60 doanh nghiệp, chủ cơ sở trực tiếp đứng ra dẫn dắt các làng nghề duy trì và phát triển.
Có thể khẳng định, những khởi sắc toàn diện cả về nghề và làng nghề trên địa bàn huyện Hưng Hà đã và đang góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ với phương châm “ly nông bất ly hương”. Hiệu quả từ hoạt động nghề và làng nghề còn góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn.
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh