Hưng Hà: Các làng nghề đẩy mạnh cơ giới hóa
Xã Thái Phương nổi tiếng với nghề dệt khăn, những năm qua đã phát triển sang 20 làng nghề trên địa bàn huyện.
Ông Trần Bá Cao, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn trong xử lý ô nhiễm môi trường song hoạt động của làng nghề những năm qua phát triển tương đối ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 578 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản trên 443 tỷ đồng, riêng giá trị sản xuất từ nghề chiếm 80% giá trị sản xuất công nghiệp của xã. Tuy nhiên, điểm mới của làng nghề thời gian qua là các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư đưa máy dệt công nghiệp hiện đại vào sản xuất thay thế các loại khung dệt thủ công trước đây với tổng số trên 600 máy dệt khăn công nghiệp. Việc này không chỉ góp phần đưa công suất cao hơn gấp 2,5 lần so với trước mà còn góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân.
Nhiều gia đình còn mạnh dạn thuê đất đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, điển hình như hộ ông Đinh Sơn Cước (thôn Phương La 3) đầu tư 10 máy dệt khăn công nghiệp, trừ chi phí mỗi tháng thu về trên 100 triệu đồng.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong làng nghề cũng phát triển mạnh với 102 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt khăn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Mỹ. Nhờ có sự gắn kết trong hoạt động giữa doanh nghiệp và hộ dân trong làng nghề nên nghề dệt khăn đã trở thành nghề chính ở nhiều địa phương, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người.
Bà Nguyễn Thị Tươi, xã Phúc Khánh cho biết: Thay vì 2 khung dệt thủ công trước đây, cuối năm 2017 tôi đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng xây dựng nhà xưởng, mua 2 máy dệt khăn công nghiệp về làm. Với hệ thống máy dệt hiện đại, chủ máy không phải lo về nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, không mất nhiều thời gian ngồi dệt do máy hoạt động hoàn toàn tự động lại cho ra sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn, công suất cao gấp hơn 2 lần so với trước. Chính vì thế thu nhập của gia đình tôi cũng cao hơn nhiều so với trước, trừ chi phí bình quân mỗi máy cho thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Giá trị sản xuất của nhiều làng nghề đạt hàng trăm tỷ đồng/năm.
Ông Nguyễn Bá Phong, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện khẳng định: Hưng Hà hiện có nhiều làng nghề truyền thống có thế mạnh thu hút nhiều lao động, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao được duy trì và tăng trưởng khá. Chỉ trong 3 năm qua máy dệt khăn công nghiệp tăng 376 máy nâng tổng số máy dệt khăn công nghiệp lên 734 máy; máy dệt chiếu nilon hiện có 330 máy, tăng 110 máy, tập trung chủ yếu ở thị trấn Hưng Nhân và xã Tân Lễ; máy dệt chiếu cói công nghiệp hiện có 110 máy, tăng 20 máy so với 3 năm trước đây. Việc đầu tư này nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng, sản lượng, mẫu mã sản phẩm do nhu cầu ngày càng tăng cao.
Ngoài thế mạnh về dệt khăn, Hưng Hà còn trở thành trung tâm sản xuất và tiêu thụ chiếu lớn của khu vực, sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc và còn là nơi trung chuyển và tiêu thụ chiếu cho các địa phương khác ở Quỳnh Phụ (Thái Bình), tỉnh Thanh Hóa... Cùng với đó, nhóm nghề chế biến lương thực cũng có giá trị sản xuất cao, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Đặc biệt, việc chế biến lương thực đã được thực hiện chủ yếu bằng máy công nghiệp như máy sản xuất bánh đa liên hoàn với 24 máy ở xã Tân Hòa, sản xuất bún, bánh cuốn với 85 máy ở xã Điệp Nông...
Sự phát triển của nghề và làng nghề ở Hưng Hà đã tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2018, Hưng Hà phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 6.250 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ làng nghề chiếm trên 50%.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026