Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2018
Đó là một trong những yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhằm chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất lúa vụ Thu Đông, Mùa 2018.
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 20/7, vụ Hè Thu đã gieo trồng 1,69 triệu ha lúa; năng suất ước đạt 5,63 tấn/ha, tăng 2 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 9,51 triệu tấn, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với vụ Hè Thu 2017.
Trong đó, cơ cấu giống lúa chất lượng tiếp tục tăng, riêng nhóm lúa thơm chiếm tỷ lệ 22,41%, tăng 8,49%; giống lúa cấp xác nhận đạt 62,49%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. Công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đạt kết quả tốt. Dự án VnSAT(chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam) đã có những tác động tích cực đến sản xuất, giúp giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, lúa Hè Thu đã thu hoạch 600.000 ha, ước khoảng 35% diện tích gieo trồng, còn lại 65% diện tích lúa đang ở giai đoạn đòng trỗ, vì vậy, cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Do các trà lúa còn lại đang ở vào giai đoạn dịch hại vẫn có thể tấn công và làm giảm năng suất lúa như: đạo ôn cổ bong, rầy nâu, bạc lá, lem lép hạt, cần tổ chức thăm đồng thường xuyên để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời.
Theo Bộ NN&PTNT, đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nếu phát sinh bệnh ở mức trên 2% phải tiêu hủy ngay, nếu phát hiện vùng có rầy mang virus gây bệnh cần khoanh vùng phòng trừ kịp thời để bảo vệ lúa vụ Thu Đông, lúa Mùa và Đông Xuân 2018-2019.
Tranh thủ thu hoạch lúa Hè Thu nhanh gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại do mưa hoặc lũ đến sớm, lốc xoáy gây đổ ngã cho lúa và giải phóng đất kịp thời, đảm bảo lịch thời vụ xuống giống vụ Thu Đông 2018.
Về triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2018, theo Bộ NN&PTNT, đối với sản xuất lúa, trước những dự báo về tình hình mưa, lũ có thể diễn biến phức tạp và mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm, vì vậy, cần ưu tiên sản xuất lúa vụ Thu Đông ở những vùng an toàn đối với lũ, kết thúc vụ lúa Mùa sớm hơn hàng năm. Các địa phương cần rà soát kỹ và điều chỉnh linh hoạt diện tích sản xuất theo diễn biến thực tế của thời tiết, khí hậu và lũ. Chủ động sắp xếp và chỉ đạo tuân thủ lịch thời vụ cho từng tiểu vùng trong tỉnh, cần chú ý theo dõi sự di trú của rầy nâu để xây dựng lịch xuống giống né tránh rầy tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, sử dụng những giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh sử dụng giống cấp xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng, cứng cây, ít bị đổ ngã, chống chịu sâu bệnh đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Trong đó, cơ cấu giống lúa nếp phải hạn chế dưới 5% để tránh rủi ro về thị trường tiêu thụ, tăng tỷ lệ sử dụng nhóm lúa thơm (từ 26-30% diện tích), lúa chất lượng cao (trên 50% diện tích) và giảm tỷ lệ sử dụng nhóm lúa chất lượng trung bình (dưới 10% diện tích).
Bám sát, theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Triển khai các giải pháp giảm giá thành sản xuất lúa như: giảm lượng giống, tiết kiệm nước tưới, giảm thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm,…Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm lượng giống lúa gieo sạ. Các tỉnh tham gia dự án VnSAT khẩn trương triển khai thực hiện để giúp giảm giá thành sản xuất lúa và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cùng với đó, triển khai các giải pháp đồng bộ về thời vụ, cơ cấu giống, hệ thống công trình đê bao, cống đập, thu hoạch, vận chuyển, phơi sấy để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết và tổn thất trong, sau thu hoạch. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thủy lợi, cải tạo, nâng cấp thủy lợi nội đồng để chủ động tiêu nước trong mùa lũ và tích trữ nước khi vào mùa khô hạn. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin và dự báo đến nông dân những diễn biến của tình hình khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng.
Ngoài ra, chỉ đạo thực hiện xây dựng cánh đồng lớn cả về diện tích, số lượng, hình thức hợp tác để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Phát triển chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn để việc quản lý sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, chế biến và tiêu thụ được tốt hơn./.
Theo dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng