24 năm truyền nghề thêu ren, đan móc cho phụ nữ nông thôn
Sinh ra vốn khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng khi được 5 tháng tuổi, sau một trận ốm rất nặng bà Gấm bị liệt cả 2 chân. Càng lớn, bà càng ý thức rằng bản thân phải tự mình vươn lên không để bản thân trở thành gánh nặng cho gia đình. Đến năm 16 tuổi, bà được theo học lớp dạy nghề dành cho người khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng lao động con liệt sĩ, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Sơn Bình, nay là Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tại đây, bà được học các nghề như may, đan, móc, dệt sợi...
Sau 8 năm học nghề tại Trung tâm, năm 1984 bà trở về quê hương. Với mong muốn phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng đã được học về nghề thêu ren, đan móc, bà quyết tâm tìm kiếm cho mình một công việc để tự nuôi sống bản thân. Không có đôi chân khỏe mạnh nhưng bù lại bà có đôi tay khéo léo, bà đã nhận thêu nhiều mặt hàng như nón, mũ, gối...
Năm 1998, trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm thực tế và nắm bắt được nhu cầu lao động ở địa phương, bà Gấm mạnh dạn mở cơ sở thêu ren, đan móc tại nhà, truyền nghề và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ nông thôn.
Bà chia sẻ: Tôi vừa làm vừa dạy các kỹ năng thêu ren, đan móc miễn phí cho chị em phụ nữ có nhu cầu. Nghề thêu ren, đan móc thủ công tuy không đòi hỏi máy móc, kỹ thuật cao nhưng người thợ phải thật khéo tay, kiên trì và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm chất lượng, có tính thẩm mỹ cao. Đây là nghề rất phù hợp cho phụ nữ nông thôn, giúp họ vừa có thời gian chăm sóc gia đình vừa có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập.
Những năm đầu mở cơ sở, việc sản xuất, kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn. Nhưng bằng quyết tâm cùng với sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, bà Gấm luôn tự nhủ phải cố gắng vượt qua. Các mặt hàng bà nhận làm rất đa dạng như khăn, áo, mũ, các vật dụng trang trí bằng sợi len... Bà đã mạnh dạn liên hệ với các đơn vị để cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định...
Bà Gấm cho biết thêm: Khi những lô hàng đầu tiên của cơ sở xuất bán, phần lớn bị trả về do lỗi kỹ thuật. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã thay đổi cách thức làm việc cho mỗi đợt hàng mới. Thay vì dạy từng người và để họ về nhà làm như trước kia, tôi đã tập trung chị em lại, vừa làm vừa hướng dẫn kỹ thuật cũng như kiểm tra các bước thực hiện để cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Sau một thời gian, tay nghề của chị em đều được nâng cao, sản phẩm xuất xưởng không còn tình trạng bị trả về như trước. Tôi cũng thường xuyên quan tâm đến chất lượng, luôn khuyến khích chị em sáng tạo đổi mới kiểu dáng sản phẩm để có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đến thời điểm này, cơ sở thêu ren, đan móc của bà Gấm có hơn 50 lao động là phụ nữ nông thôn, chủ yếu từ 50 - 60 tuổi ở các xã: Nam Hồng, Nam Chính, Nam Trung, Nam Cường, Nam Thắng. Mỗi năm cơ sở sản xuất hơn 33.600 sản phẩm đan móc sợi, lao động có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng.
Gắn bó với cơ sở thêu ren, đan móc của bà Gấm đã nhiều năm nay, bà Nguyễn Tằm, xã Nam Chính (Tiền Hải) cho biết: Sau khi biết đến cơ sở của bà Gấm, tôi đã theo học và được bà hướng dẫn rất tận tình. Ở độ tuổi như tôi không thể đi làm được tại các công ty, xí nghiệp, cũng không làm được những công việc nặng nhọc. Chính vì thế, nghề thêu ren, đan móc rất phù hợp với tôi, giúp tôi có thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho con cháu.
Với người bình thường, để làm ra một sản phẩm tốt đã không dễ dàng, với người khuyết tật lại càng khó khăn hơn. Song, bằng nghị lực sống kiên cường, niềm say mê sáng tạo không ngừng và luôn lấy chữ “nhẫn” làm mục đích của cuộc sống, bà Đoàn Thị Gấm đã tự khẳng định được giá trị của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Với những đóng góp của mình trong công tác dạy nghề thêu ren, đan móc, bà đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh.
Một số sản phẩm thêu ren, đan móc tại cơ sở của bà Đoàn Thị Gấm.
Thu Hoài
Tin cùng chuyên mục
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
- Vươn lên từ vùng đất trũng 19.07.2021 | 09:46 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh