Thứ 7, 23/11/2024, 21:11[GMT+7]

Một mô hình chăn nuôi lợn khép kín ở Ðông La

Thứ 2, 20/05/2013 | 09:54:09
4,159 lượt xem
Trong bối cảnh dịch lợn tại xanh xuất hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi, để hạn chế dịch, khâu vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng văc-xin, và lựa chọn giống sạch bệnh được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm. Mô hình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình anh Nguyễn Văn Dương ở thôn Thuần Túy, xã Ðông La (Ðông Hưng) là một ví dụ điển hình của việc hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khu chăn nuôi lợn nái của gia đình anh Nguyễn Văn Dương

Gia đình anh bắt đầu chăn nuôi từ năm 2004. Nhờ kinh nghiệm thực tế tích lũy được sau nhiều năm gắn bó với công việc này, anh chị đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng khu chăn nuôi khép kín với diện tích 2.600m2. Anh Dương đã dành 350m2 xây dựng khu nuôi lợn nái, 500m2 chăn nuôi lợn thịt và một phần để nuôi lợn sữa. Các khu được phân bố vòng quanh ao (diện tích mặt ao là 1.110 m2) vừa tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, vừa tạo sự thoáng mát cho đàn lợn. Khu lợn nái được lắp đặt hệ thống trần chống nóng, quạt thông gió; các cửa sổ được lắp hoàn toàn bằng kính để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.

Ngoài ra, còn có hệ thống sưởi vào mùa đông và hệ thống điện thắp sáng. Anh Dương cho biết, do đặc tính của lợn nái nuôi con và nái chửa khác nhau nên anh tách thành hai dãy riêng để giữ cho nhiệt độ của khu lợn nái chửa khoảng 27OC; còn khu lợn nái nuôi con từ 29OC-30OC. Dãy chăn nuôi lợn thịt được phân chia thành các chuồng riêng, trung bình 10 con/chuồng. Về xuất xứ của của lợn bố mẹ được anh Dương lựa chọn hoàn toàn là giống siêu, nhập ngoại. Nước uống sử dụng qua hệ thống lọc và thức ăn cho lợn đã được tổ chức VietGap công nhận về vệ sinh thực phẩm; hệ thống máng ăn, uống được vệ sinh hàng ngày. Anh Dương chia sẻ thêm: “Phần cám mà lợn ăn không hết thì gia đình dùng làm thức ăn cho cá. Phân lợn được đưa hết ra hầm biogas”.  Với lượng gas hiện tại thì không những đủ cho việc sử dụng hàng ngày của gia đình anh mà vào mùa đông gas còn được dùng để chạy hệ thống máy sưởi cho đàn lợn.

Hiện nay, gia đình anh đang có 70 con lợn nái và 4 con lợn đực giống. Hàng tháng cho số lượng lợn giống từ 120 -130 con. Số lợn giống này chủ yếu để phục vụ cho việc chăn nuôi lợn thịt của gia đình và cung cấp cho 7 hộ tại địa phương. Ngoài ra, anh còn cung ứng lợn giống cho một vài cơ sở chăn nuôi khác của xã Ðông Kinh (Ðông Hưng), Chí Hòa (Hưng Hà)... Việc sử dụng lợn giống tại chỗ đã hạn chế được dịch bệnh, mặt khác không làm thay đổi lớn môi trường sống của lợn, thuận tiện cho việc chăm sóc. Chi phí vận chuyển giảm đáng kể.

Việc áp dụng mô hình khép kín trong chăn nuôi đã giúp gia đình anh Dương tránh được dịch bệnh cho đàn gia súc. Sản lượng lợn thịt hơi mà gia đình anh xuất bán cho thị trường đạt 5 tấn/tháng.

Bài, ảnh: Huyền Trang

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày