Thứ 5, 14/11/2024, 11:08[GMT+7]

Làm giàu từ nghề thu gom phế liệu

Thứ 2, 03/06/2013 | 08:30:22
11,616 lượt xem
Với gương mặt đen xạm, dạn dày sương gió, ông Thường kể: Năm 1982, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương xây dựng kinh tế, khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, ông bôn ba khắp nơi làm đủ nghề với quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Một lần, chở hàng phế liệu sang Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Ðịnh), ông học được quy trình tái chế phế liệu.

Vận hành máy ép nhựa.

Chúng tôi đến thăm cơ sở kinh doanh phế liệu của gia đình ông Nguyễn Văn Thường, thôn Ðức Lân, xã Vũ Hội (Vũ Thư) vào một chiều tháng 5. Dưới cái nắng lên tới 38OC, nhân công của xưởng vẫn đều tay làm việc. Vừa phân loại nhựa, chị Trương Thị Hải chia sẻ: Chồng tôi mất sớm, một mình nuôi 2 con nhỏ ăn học. Thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn, không đủ nuôi các con ăn học ông Thường đã nhận vào làm và trả 2,7 triệu đồng/tháng. Vào ngày mùa hay những lúc con ốm, tôi nghỉ làm, ông không trách mắng mà ngược lại còn động viên tôi vượt qua. Chị Phạm Thị Nguyệt, một nhân công khác của cơ sở cho biết: Nhân công ở đây chủ yếu là những người lớn tuổi, không xin được việc ở các khu công nghiệp, những người có hoàn cảnh khó khăn. Ðiển hình như anh Nguyễn Văn Thức, quê ở Lâm Ðồng ra Bắc lập nghiệp; trong tay không mảnh đất cắm dùi, không có kinh nghiệm làm việc vậy mà ông Thường vẫn nhận về  dạy nghề và tạo việc làm. Nhờ thế mà anh Thức đã xây dựng gia đình ổn định trên quê hương mới. Quý trọng và biết ơn những tình cảm của ông Thường, không ai bảo ai mọi người đều tự giác làm việc, đi về đúng giờ nên cả cơ sở có tới 16 nhân công mà không cần người quản lý.

 

Tập kết nhựa phế liệu.

Với gương mặt đen xạm, dạn dày sương gió, ông Thường kể: Năm 1982, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương xây dựng kinh tế, khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, ông bôn ba khắp nơi làm đủ nghề với quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Một lần, chở hàng phế liệu sang Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Ðịnh), ông  học được quy trình tái chế phế liệu.

Năm 2007, cùng với số vốn tích góp được sau hơn 20 năm bươn trải, ông thế chấp tài sản vay của ngân hàng thêm 200 triệu đồng mua máy sơ chế nhựa và mở cơ sở sản xuất. Những ngày đầu, trên chiếc xe “cà tàng” ông đi khắp nơi thu mua phế liệu. Nguồn hàng khan hiếm, để có hàng ông phải đặt tiền trước ở những nơi có nguồn hàng. Trong công việc, ông luôn giữ chữ tín, trở thành khách quen thuộc của các điểm thu gom phế liệu không chỉ trong tỉnh mà còn ở cả các tỉnh lân cận như Nam Ðịnh, Hải Phòng, Hải Dương… Lưng vốn mỏng nên bán hàng tới đâu ông Thường lại quay vòng  vốn đầu tư mua phế liệu tới đó. Sau vài năm hoạt động, lượng hàng ngày càng nhiều trong khi diện tích mặt bằng hẹp, ông Thường quyết định đầu tư mua thêm 900 m2 đất liền kề để mở rộng mặt bằng kinh doanh.

Nhựa đã qua sơ chế.

Ðến nay, cơ sở tái chế nhựa của ông Thường hoạt động ổn định, với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. Mỗi tháng ông nhập về 25 tấn nhựa phế liệu của hơn 30 điểm trong tỉnh và hàng trăm điểm ở Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 250 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, cơ sở của ông Thường còn tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động với mức thu nhập từ 2,5 -3 triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù thu mua với số lượng nhựa lớn, nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu của ông Thường vẫn bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần tiết kiệm nguồn nguyên liệu nhựa. Ông Thường cho biết thêm: Thời gian tới, ông dự định mở rộng quy mô từ thu mua và sơ chế sang tái chế nhựa, sản xuất ra các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, ông còn gặp khó khăn về vốn, mặt bằng kinh doanh và khoa học kỹ thuật. Ông mong muốn được sự giúp đỡ của các cấp, ngành tạo điều kiện nhất là về nguồn vốn vay.

Bài, ảnh:  Bích Liễu

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày