Anh Tưởng Làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh
Từ sự đam mê
Sau khi loay hoay với nghề buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ khắp Thái Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, thấy cuộc sống của gia đình vẫn không khá lên, năm 2003, anh Trần Mạnh Tưởng (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư) quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình. Anh Tưởng tâm sự: Ở vùng quê thuần nông như Tân Lập, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào đất trồng lúa, hoa màu thì mỗi năm để dành được 5-10 triệu đồng đã là chuyện khó, nói gì đến con số vài chục triệu/năm. Trong một lần sang Nam Ðịnh, nhận thấy mô hình nuôi chim cảnh hoàn toàn phù hợp với điều kiện của mình, anh quyết định lựa chọn nghề này để kinh doanh. Anh bật mí rằng, cái thú mê chim có từ thuở bé. Có lẽ vẻ đẹp vóc dáng, màu sắc toát ra từ bộ lông của các loài chim cũng như tiếng hót đặc trưng của từng loài đã khiến anh ngẩn ngơ để rồi “sống chết” vì chim, “chìm nổi” cũng vì chim. Hiện cả gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều chuyên mua, bán chim cảnh ở khắp mọi miền từ miền ngược Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái… đến Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và những tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Ðịnh, Thành phố Hà Nội.
Tình yêu với các loài chim thì đã có sẵn nhưng để khởi đầu, rồi gắn bó với chúng, gia đình anh cũng phải vượt qua không ít thăng trầm, khó khăn. Muốn chim luôn khỏe mạnh và có giọng hót hay đòi hỏi người chơi phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Chị Hường (vợ anh Tưởng) tâm sự: Nuôi chim cảnh không khó nhưng lại đòi hỏi người nuôi phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và chịu khó tìm tòi, học hỏi từ người chơi khác. Ðể thuần dưỡng được một con chim hay, người nuôi phải mất ít nhất 2 năm. Cái khó trong quá trình nuôi chính là cách chăm sóc chim sao cho không bị bệnh, không bị gẫy cánh, làm mất giọng hót. Trong thời gian thay lông, chim thường yếu, nhạy cảm với thời tiết, vì vậy cần phải chăm sóc với chế độ đặc biệt, nhất là thức ăn, nước uống. Lúc thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn ra phức tạp thì sau khi mang chim từ vùng khác về phải cách ly và cho uống thuốc phòng bệnh đầy đủ…
Ðến thu nhập tiền tỷ
Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 - 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 - 7 triệu đồng/con. Từ năm 2012, ngoài kinh doanh tại nhà, gia đình anh đã thuê một gian hàng rộng 60 m2 ven quốc lộ 10 để kinh doanh chim cảnh. Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 - 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 - 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần. Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 - 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 - 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Tân Lập - Phạm Văn Tiếm cho biết: Tùy theo giọng hót hay, dở, lông đẹp, xấu, hình dáng, cách di chuyển của các loại chim mà định giá. Ðiển hình như chích chòe lửa, người chơi chim thường để ý đến độ dài ngắn của đuôi mà ra giá, đặc biệt những con chim “lạ” như có cườm khít, có lông đốm… thì giá trị càng cao. Mỗi loài lại có một giọng hót đặc trưng, như họa mi có giọng hót lảnh lót, bay bổng; khiếu thì trầm hùng; chích chòe líu lo, duyên dáng; vành khuyên thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vang xa.
Với những người chơi chim lâu năm, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ... là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo. Ðối với nhiều khách chơi chim, chiếc lồng chim như một bảo vật. Có được chiếc lồng “độc” trong nhà mà khoe với bạn bè cũng là một niềm vui - anh Tưởng vừa cười vừa chia sẻ với chúng tôi. Mô hình nuôi chim cảnh của anh Trần Mạnh Tưởng đang hứa hẹn nhiều thành công, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của quê hương Tân Lập. Ðã có rất nhiều khách hàng đến mua cũng như thăm quan mô hình của anh. Anh còn tích cực tham gia các câu lạc bộ chơi chim trong huyện, tỉnh và nhiều nơi khác để thỏa mãn thú chơi tao nhã cũng như học kinh nghiệm của các bạn hàng.
Bài, ảnh: Hoàng Thu
Tin cùng chuyên mục
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
- Vươn lên từ vùng đất trũng 19.07.2021 | 09:46 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
Lê song - 4 năm trước
Tran văn long - 6 năm trước