Phát triển kinh tế từ trồng hoa lan
Ông Nguyễn Tiến Khiêm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Quỳnh Hội đến thăm mô hình trồng phong lan của gia đình ông Quây.
Với niềm đam mê hoa lan, năm 2005 ông Quây mua khoảng 50 giỏ lan về treo vừa để thưởng thức vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và thuần khiết của hoa lan vừa làm đẹp cho không gian, khuôn viên của gia đình. Lúc đó, do không có kinh nghiệm, chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên nhiều giỏ lan bị hỏng khiến ông mất trắng mấy chục triệu đồng. Ðối với người nông dân, số tiền ấy không hề nhỏ nhưng không vì thế mà nản lòng, ông quyết tâm học hỏi, tìm hiểu kiến thức qua sách báo, ti vi, mạng internet. Ðồng thời ông tham gia Hội Phong lan tỉnh Thái Bình đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ nhiều mô hình trồng hoa lan có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
Ðược vợ quan tâm, ủng hộ, khi đã nắm vững kiến thức ông quyết định sưu tầm, đầu tư trồng phong lan, mua sắm dụng cụ phục vụ việc ươm trồng, chăm sóc; lấy giống từ Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Ðịnh, Hòa Bình, Tuyên Quang và thành phố Thái Bình. Ðến nay, vườn phong lan của gia đình ông có gần 400 giỏ, chủ yếu là lan rừng, lan công nghiệp, với khoảng 70 - 80 loài lan khác nhau như lan Hồ Ðiệp, Phi Ðiệp, Hạc Vĩ… thu hút người dân địa phương và khách thập phương đến mua. Giá trung bình của một chậu lan công nghiệp từ 150.000 - 200.000 đồng, lan rừng đẹp khoảng từ 1 - 4,5 triệu đồng/giỏ. Chia sẻ về kinh nghiệm trồng phong lan, ông Quây cho biết:
Ðối với lan rừng, môi trường ẩm thấp, khi ghép phải để ở nơi mát, giữ độ ẩm vừa phải, khi cây ổn định, quen với môi trường, rễ bắt đầu phát triển (khoảng 1 đến 2 tháng) dùng phân bón vi sinh bón vào gốc cây, hàng ngày tưới nước cung cấp độ ẩm cho lan sinh trưởng. Với những cây phong lan ưa nắng, phải đưa lên cao không để dưới thấp giúp chúng hấp thụ ánh nắng một cách tốt nhất; khi lan đã phát triển ổn định mới chăm bón, nếu chăm bón quá sớm, cây không hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến giảm khả năng sinh trưởng. Ðầu ra của phong lan ổn định, từ đầu năm đến nay ông Quây bán được khoảng 50 triệu tiền lan và vẫn đang tiếp tục sưu tầm nhiều giống lan mới đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp của khách hàng. Ngoài trồng lan, ông còn kết hợp nuôi hàng chục gà Ðông Tảo và hai mươi tổ ong mật để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Phạm Huế
Tin cùng chuyên mục
- Nghị lực người lính Cụ Hồ 10.12.2024 | 10:47 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới