Người giữ lửa cho làng đúc đồng An Lộng
Theo những người cao tuổi trong thôn kể lại thì nghề đúc đồng ở An Lộng có từ thế kỷ 18, được lưu truyền từ làng đúc đồng Chè Ðông thuộc tỉnh Thanh Hóa. Các sản phẩm trước đây của làng chủ yếu là những đồ dùng sinh hoạt của nhân dân như xoong, nồi, chày, chảo; đồ thờ như chuông, tượng, lư hương. Thời hưng thịnh của làng có hàng trăm hộ đúc, lò than luôn rực lửa. Hiện nay, trước nhiều biến động của nền kinh tế thị trường đã kiến làng đúc đồng An Lộng có nhiều thay đổi. Hiện, số hộ làm nghề ở trong làng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ông Nguyễn Văn Lục, chủ cơ sở đúc đồng Lục Dung, là một trong số ít những người còn tâm huyết, gắn bó với nghề ở làng An Lộng. Hiện, cơ sở đúc đồng của ông Lục có 10 lao động, chuyên đúc đồ thờ như tượng, lư hương, chuông…
Ngoài tạo thêm việc làm cho người lao động thì cơ sở đúc đồng của ông Lục đang góp phần gìn giữ làng nghề truyền thống có từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một. Năm nay đã gần 60 tuổi, nhưng ông Lục vẫn ngày ngày miệt mài tạo ra các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mang dấu ấn riêng của làng An Lộng. Trong căn nhà với hàng trăm sản phẩm do chính đôi bàn tay mình làm ra ông bắt đầu kể câu chuyện của cuộc đời mình bên chiếc lò đúc: Tôi theo cha học nghề từ những năm 14 tuổi, đến nay đã có hơn 40 năm làm nghề đúc đồng. Những năm 1980, nghề đúc đồng ở An Lộng được phát triển mạnh, khi ấy có đến 90% số hộ làm nghề, nhưng hiện nay chỉ còn 5 - 6 hộ. Mặc dù hiện nay, trong làng không còn nhiều người mặn mà với nghề đúc đồng như trước nhưng tôi vẫn muốn cố giữ gìn nghề của ông cha để lại.
An Lộng là một trong số ít những làng nghề đúc đồng trên cả nước hiện nay còn lưu giữ được kỹ thuật đúc thủ công được đúc rút qua nhiều thế kỷ, chính vì thế mà các sản phẩm của làng như lư hương, đỉnh, hạc, nến, chuông, tượng có độ sắc nét, tinh xảo cao. Theo ông Lục: Ðể cho ra một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn như kỹ thuật làm mẫu, tạo khuôn, pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng, sửa nguội và đánh bóng. Khó nhất là ra mẫu và đúc thành phẩm, bởi nếu đúc ra không giống khuôn mẫu thì phải bỏ, vừa tốn thời gian, công sức và cả chi phí. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao tạo được “hồn” cho mỗi sản phẩm, nhất là những sản phẩm tạc đúc tượng người. Ðặc trưng của nghề đúc đồng thủ công ở An Lộng là cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo của người thợ, hơn nữa nghề này vừa vất vả và nặng nhọc nên cần phải có sức khỏe. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trong làng không còn theo được nghề. Ông Lục cho biết thêm: Chuông là sản phẩm ông tâm đắc nhất. Ðúc chuông cũng kỳ công như đúc tượng, tuy không phải trải qua nhiều công đoạn, tạo hình, nhào và đắp đất sét như đúc tượng, nhưng đúc chuông lại đòi hỏi các phần thân, vai chuông phải có độ dày, mỏng khác nhau. Vì thế, từ khâu làm khuôn, đến pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng vào khuôn đều phải tuân thủ theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt, nhiều khi là bí quyết nhà nghề mới đúc được những chiếc chuông như ý, có âm thanh ngân, vang.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm đúc đồng của cơ sở đúc đồng Lục Dung luôn được cấp có thẩm quyền chứng nhận bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Ðây là niềm vinh dự cũng như sự ghi nhận của tỉnh với những đóng góp của cá nhân ông Lục trong việc duy trì, gìn giữ làng nghề truyền thống của địa phương.
Nghề đúc đồng ở làng An Lộng không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, những bí quyết, kỹ thuật đúc cổ thủ công từ nhiều thế kỷ. Nhưng hiện nay, khó khăn nhất với làng nghề chính là việc duy trì và truyền nghề cho lớp thế hệ kế cận. Những người thợ giỏi như ông Lục trong làng đến nay chỉ còn vài người, trong khi đó lớp trẻ hiện nay không còn mặn mà với nghề của cha ông để lại. Trong những năm gần đây, các cấp, ngành huyện Quỳnh Phụ đã thực hiện nhiều biện pháp để duy trì và phát triển làng nghề đúc đồng An Lộng. Trong đó chú trọng vào khâu tìm kiếm thị trường đầu ra; giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề tới người tiêu dùng tại các hội chợ lớn trong và ngoài tỉnh. Mới đây tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2014, vừa diễn ra tại thành phố Thái Bình cũng có gian hàng trưng bày sản phẩm của làng nghề đúc đồng An Lộng. Ðây là cơ hội để các sản phẩm từ nghề đúc đồng ở An Lộng đến được với người tiêu dùng trong cả nước, qua đó góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.
Mai Trang
Tin cùng chuyên mục
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
- Vươn lên từ vùng đất trũng 19.07.2021 | 09:46 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh