Chủ nhật, 10/11/2024, 05:55[GMT+7]

Lão nghệ nhân tâm huyết với nghề truyền thống

Thứ 3, 16/12/2014 | 08:15:16
1,664 lượt xem
Mặc dù tuổi đã cao song ngày ngày ông vẫn lăn lộn trên những con đường, từng xóm nhỏ, đến thăm các cơ sở sản xuất của người dân để hướng dẫn, truyền nghề cho lớp thợ kế cận. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc cầm búa, cầm ve chỉ dạy anh chị em kỹ thuật chạm tỉa chi tiết, đường nét trên từng sản phẩm, tôi cảm nhận được sự tâm huyết với nghề trong ông. Dường như ông muốn đem hết những gì tinh túy nhất của nghề chạm bạc để truyền lại cho thế hệ kế cận.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan (áo trắng) truyền nghề cho lớp thợ kế cận.

 

Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm (Kiến Xương) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề vẫn phát triển không ngừng, nay đã trở thành một vùng nghề rộng lớn với hàng trăm cơ sở sản xuất, thu hút hơn 3.000 lao động, doanh thu hàng năm chiếm 70% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Có được sự phát triển như ngày hôm nay phải kể đến những nghệ nhân tâm huyết đã gắn bó, lưu giữ và phát triển nghề nghiệp của cha ông. Một trong số đó là nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan, sinh năm 1933 (thôn Thượng Gia, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương), người đã có gần 70 năm gắn bó với nghề chạm bạc.

 

Mặc dù tuổi đã cao song ngày ngày ông vẫn lăn lộn trên những con đường, từng xóm nhỏ, đến thăm các cơ sở sản xuất của người dân để hướng dẫn, truyền nghề cho lớp thợ kế cận. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc cầm búa, cầm ve chỉ dạy anh chị em kỹ thuật chạm tỉa chi tiết, đường nét trên từng sản phẩm, tôi cảm nhận được sự tâm huyết với nghề trong ông. Dường như ông muốn đem hết những gì tinh túy nhất của nghề chạm bạc để truyền lại cho thế hệ kế cận.

 

Ông Ngoan sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề chạm bạc, đến thế hệ ông và các con là đời thứ 5 nối tiếp nghề của tổ tiên. Lúc còn nhỏ ông được cha và chú dạy làm nghề. Ðến khi trưởng thành ông tham gia vào Hợp tác xã chạm bạc xuất khẩu Ðồng Xâm. Những tháng ngày làm việc tại đây ông luôn cố gắng làm việc, rèn dũa tay nghề để trở thành thợ giỏi. Sau thời kỳ đất nước đổi mới, Hợp tác xã giải thể, ông Ngoan về mở xưởng sản xuất tại nhà. Trong cuộc đời làm nghề, không biết bao nhiêu sản phẩm do bàn tay ông làm ra, nhiều sản phẩm đã làm nên tên tuổi của ông như bộ “khay cốc rượu mùi’’ đã giúp ông đạt giải “Bàn tay vàng” tại cuộc thi do Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội ông cùng với 4 người thợ chế tác bức tranh bằng chất liệu đồng đỏ với đề tài “Ðoan môn Hoàng Thăng Long và minh họa Lý Công Uẩn dời đô” dài 2,8m, rộng 1,8m, thể hiện được tất cả những nét tinh hoa của làng nghề. Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.

 

Ngoài thời gian sản xuất tại gia đình, ông còn tham gia sinh hoạt Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Namon>, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nghề chạm bạc. Tháng 8/2008, ông đã đứng ra thành lập Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý chạm bạc Ðồng Xâm (thuộc Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Namon>), trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Chi hội, giới thiệu sản phẩm của làng nghề cũng như giảng dạy, đào tạo các lớp thợ kế cận. Với tâm huyết và những đóng góp cho sự phát triển chung của làng nghề trong thời gian qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan đã được các cấp, các ngành trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu; năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2010 được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Mai Trang

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày