Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão
Hàng ngày, bến đò Gảnh, xã Thụy Trường (Thái Thụy) chở hàng trăm lượt khách và phương tiện qua lại giữa Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Để bảo đảm an toàn trong hoạt động của bến, chủ đò đã trang bị đầy đủ dụng cụ nổi và áo phao cho hành khách; đồng thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo đảm ATGT đường thủy.
Ông Nguyễn Văn Hải, chủ bến đò Gảnh cho biết: Được Ban ATGT huyện, Công an huyện, Trạm Kiểm soát biên phòng sông Hóa và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nên chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc bảo đảm ATGT đường thủy. Trước khi đò rời bến, chúng tôi nhắc nhở người dân chấp hành quy định mặc áo phao hoặc mang dụng cụ nổi khi qua đò. Khi có mưa bão, chúng tôi dừng mọi hoạt động của bến theo chỉ đạo của trên. Nhiều năm nay tại bến đò không xảy ra tai nạn giao thông.
Hiện nay Thái Bình có trên 80 bến đò ngang đang hoạt động với số lượng hành khách qua lại đông trên sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa và sông Trà Lý. Hệ thống giao thông đường thủy nội địa của tỉnh được đánh giá khá phức tạp, nhất là trong thời điểm mưa lũ làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Thượng tá Phí Văn Tuyến, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh nhấn mạnh: Bên cạnh những bến đò chấp hành nghiêm các quy định về ATGT đường thủy thì một số nơi, ý thức của người dân khi đi đò còn hạn chế. Nhiều người chủ quan không mặc áo phao. Một số chủ đò, chủ bến khách ngang sông chưa đáp ứng được các điều kiện bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường thủy hoặc vì lợi nhuận kinh doanh mà có hành vi vi phạm ATGT đường thủy như chở hàng quá tải trọng, số người quy định. Ngoài ra, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, phao cứu sinh còn hạn chế cũng như không chấp hành nghiêm việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện... đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng làm công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch và chỉ đạo công an các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT đường thủy; thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương có tuyến đường thủy tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở; đồng thời hướng dẫn cho chủ bến, người điều khiển phương tiện, hành khách chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, kiên quyết không để các phương tiện không đủ điều kiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.
6 tháng đầu năm 2021, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa cho 350 lượt chủ phương tiện, 80 chủ bến khách ngang sông và phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền đến người tham gia giao thông đường thủy. Ngoài ra, đơn vị tổ chức kiểm tra, yêu cầu ký cam kết và nhắc nhở chấp hành pháp luật, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với 100% các chủ phương tiện thủy, chủ bến cát, bến phà, bến đò, bến khách ngang sông. Đơn vị cũng đã phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Người đi phà, đi đò phải mặc áo phao, sử dụng dụng cụ nổi cá nhân” và mô hình “Tuyến sông an toàn”...
Đi đôi với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác phòng, chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn được coi trọng. Phòng Cảnh sát giao thông chủ động tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm lực lượng, phương tiện, công cụ, vật tư sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”. Ngoài ra, công tác hướng dẫn, điều tiết các phương tiện đi đúng đường, đúng hướng các luồng, lạch, đặt phao cảnh báo... được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Phòng còn định kỳ huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng sử dụng các phương tiện được trang bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường thủy.
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, cùng với các biện pháp bảo đảm ATGT đường thủy đã và đang được các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tích cực triển khai thì các chủ phương tiện và người dân cũng cần chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, nâng cao ý thức, không chủ quan, lơ là khi tham gia giao thông đường thủy, nhất là trong thời điểm mùa mưa bão.
Tất Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Trong tuần, ghi nhận 84 trường hợp phạt nguội 14.11.2024 | 15:01 PM
- Trung tâm đăng kiểm 17.01D khôi phục hoạt động từ ngày 1/10 02.10.2024 | 16:00 PM
- Thái Bình: Khôi phục hoạt động giao thông đường thủy, bến khách ngang sông sau lũ 15.09.2024 | 12:12 PM
- Đường sắt, hàng không hủy chuyến hàng loạt 07.09.2024 | 12:43 PM
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình 25.07.2024 | 15:15 PM
- Trong tuần, ghi nhận 55 trường hợp phạt nguội 03.07.2024 | 16:34 PM
- Trong tuần, ghi nhận 73 trường hợp phạt nguội 05.06.2024 | 16:07 PM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Ghi nhận hơn 7.200 trường hợp ô tô vi phạm qua camera giao thông 21.05.2024 | 16:48 PM
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông tại huyện Vũ Thư 13.03.2024 | 17:27 PM
Xem tin theo ngày
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường