Cách trị ngứa, chăm sóc da cho trẻ viêm da cơ địa trong mùa lạnh
Theo Điều dưỡng Phạm Thị Thu Trang – Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Đây là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay tái phát.
Bệnh viêm da cơ địa có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Gần 50% bệnh có thể ổn định ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Trẻ bị viêm da cơ địa thường có phát ban đỏ, khô trên mặt, trên da đầu, cánh tay và chân hoặc sau tai. Ban thường rất ngứa và có thể khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm. Ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn, ban thường ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Trong một số trường hợp ban có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể của trẻ.
Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu liên quan đến yếu tố gia đình và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn khi trong gia đình hoặc bản thân trẻ mắc các bệnh như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng.
Các yếu tố làm bệnh nặng lên
Nóng: Mặc quần áo dày, chất vải nóng, tắm nước nóng, lò sưởi,…
Khô: Dùng xà phòng, điều hòa, thời tiết khô, nóng, nhiều gió,…
Ngứa: Nhãn mác quần áo, lông động vật, cỏ, cát,
Nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn
Yếu tố khác như: hóa chất, môi trường, yếu tố gây dị ứng…
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào?
Với trẻ viêm da cơ địa cần cải thiện triệu chứng bệnh như: giảm ngứa, giảm viêm. Bên cạnh đó cần dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da. Bảo vệ da. Phòng và điều trị nhiễm trùng.
Kiểm soát ngứa cho trẻ
Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng hơn và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy để giảm ngứa có thể áp dụng một số cách làm sau:
– Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da tổn thương.
– Khi trẻ ngứa và gãi nhiều có thể đánh lạc hướng của trẻ như chơi trò chơi…
– Giữ tay của trẻ sạch sẽ và cắt móng tay thường xuyên.
– Sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Giữ ẩm cho da
Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da thường xuyên khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh và ngay cả khi đã hết bệnh. Kem dưỡng da nên bôi toàn thân chứ không chỉ vùng da tổn thương. Số lần sử dụng kem dưỡng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể 1 lần, 2 lần hoặc nhiều hơn. Nên bôi kem sau khi làm ẩm da (tắm, băng ướt,…).
Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sĩ thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên. Có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc bôi kem. Chú ý khi lấy kem để bôi nên dùng dụng cụ sạch lấy ra một lượng vừa đủ để bôi tránh làm bẩn lượng kem chưa dùng đến.
Cách băng ướt cho trẻ:
Sử dụng phương pháp băng ướt nếu bệnhviêm da cơ địa không được kiểm soát trong vòng 24-48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng cortisone. Băng ướt rất hiệu quả và thường chỉ cần từ ba đến năm ngày. Có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sĩ để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn. Có thể thực hiện băng ướt cho trẻ vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng của da.
Thực hiện băng ướt theo các bước sau:
Bước 1: Làm ướt khăn (hoặc băng dạng ống hoặc quần áo) trong chậu nước ấm có pha dung dịch làm ẩm cho da.
Bước 2: Bôi cortisone hoặc các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ vào những vùng da khô, sẩn đỏ.
Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân
Bước 4: Băng ướt hoặc đắp ẩm tùy theo vị trí tổn thương da:
– Vùng mặt: Làm ướt khăm mềm với nước mát sau đó áp vào mặt vùng da khô và sẩn đỏ trong 5-10 phút.
– Vùng đầu: Làm ướt một chiếc khăn tam giác hoặc mũ cotton mềm với nước mát rồi trùm lên đầu trẻ trong vòng 5-10 phút.
– Tay, chân: Dùng băng dạng ống mềm (giống như một chiếc tất được hở 2 đầu) hoặc khăn mềm được làm ướt bằng nước mát sau đó đeo (quấn) vào vùng da khô, sẩn đỏ ở tay, chân. Sau đó đeo một lớp băng dạng ống khô (hoặc quấn khăn khô) phía bên ngoài. Khi nào băng (khăn) khô thì tháo ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ như bình thường.
– Lưng, ngực, bụng: Dùng một chiếc áo cotton mềm được làm ướt với nước sau đó mặc lên người cho trẻ và mặc một lớp áo khô phía bên ngoài cho trẻ. Khi nào áo khô (thường khoảng 1- 2 giờ) thì cởi ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ.
Cách tắm cho trẻ:
– Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng sẽ làm da trẻ bị khô và ngứa nhiều hơn. Nên sử dụng nước ấm nhẹ (nước tắm không quá 30 độ C hoặc mát hơn tùy thời tiết). Nên tắm hằng ngày và sử dụng sữa tắm thay thế xà phòng (xà phòng làm da bị khô hơn). Cho trẻ ngâm mình trong chậu tắm hoặc bồn tắm có pha sữa tắm trong 15-30 phút để tăng cường cấp ẩm cho da. Nên tắm cho trẻ 2 giờ trước khi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
– Một số trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể cho trẻ tắm bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ:
– Một số trẻ bị viêm da quanh miệng thường liên quan đến thức ăn hoặc nước bọt cần được vệ sinh sạch vùng da quanh miệng bằng khăn mềm và ướt sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm.
– Nên sử dụng quần áo cho trẻ với chất liệu cotton mềm mại và loại bỏ nhãn mác tránh cọ xát vào da.
– Không nên sử dụng chăn từ chất liệu len hoặc nhung nên sử dụng một tấm chăn bông hoặc cotton thay thế để tránh làm cho da trẻ quá nóng.
– Tránh các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tẩy rửa, xà phòng, cát bụi,…) và các yếu tố làm trẻ bị nặng lên.
– Nên tạo môi trường sống thoáng mát cho trẻ cả ngày lẫn đêm (hạn chế dùng lò sưởi, quạt sưởi,…)
– Nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương bị nứt, chảy nước,…).
Theo suckhoedoisong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn