Thứ 7, 23/11/2024, 23:24[GMT+7]

Đấu vật lạc đà trong lễ hội lạ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ 3, 22/01/2019 | 09:19:16
2,607 lượt xem
Lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk là truyền thống độc đáo có từ hơn 2.400 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó hai con lạc đà đực tìm cách hạ gục đối thủ để khoe mẽ trước mặt lạc đà cái.

Những con lạc đà tham gia đấu vật tại đấu trường Pamucak trong Lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk-Efes hàng năm ở thị trấn Selcuk, Thổ Nhĩ Kỳ. Vào chủ nhật thứ ba của mỗi tháng 1, người dân Selcuk ở Thổ Nhĩ Kỳ lại tụ tập để trải nghiệm giải đấu vật lạc đà theo truyền thống độc đáo của địa phương. 

Lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk ở Thổ Nhĩ Kỳ có từ hơn 2400 năm và bắt nguồn từ các bộ lạc Turkic du mục. Với sự tham gia của hàng chục con lạc đà và hàng nghìn khán giả, lễ hội diễn ra cách Selcuk khoảng 7 km ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và có thể kéo dài đến tháng ba.

Một người đàn ông cố gắng ngăn chặn con lạc đà không chịu chiến đấu trong cuộc thi đấu vật của Selcuk. Các con lạc đà đực chiến đấu vì lạc đà cái và tìm cách hạ gục đối thủ để giành chiến thắng. 

Những con lạc đà khổng lồ vật lộn trong Lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk Ephesus lần thứ 37. Đấu vật lạc đà là môn thể thao trong đó hai con lạc đà đực Tulu (lạc đà lai) đấu vật để phân tài cao thấp trước con lạc đà cái được dắt qua trước mũi chúng. 

Mọi người cố giữ một con lạc đà. Giống như quyền anh, lạc đà cùng hạng cân sẽ đấu vật với nhau. Đấu vật lạc đà phổ biến nhất ở vùng Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng có thể tìm thấy ở vùng Marmara và Địa Trung Hải. 

Một ngày trước lễ hội, những con lạc đà được mặc quần áo và diễu hành qua thị trấn cùng với các nhạc sĩ. Theo ước tính, Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 1.200 đô vật lạc đà thuộc giống lạc đà Tulu. Chúng được nhân giống đặc biệt cho các cuộc thi.

Những con lạc đà phun ra nước bọt trắng từ miệng vì sự phấn khích khi thi đấu. Có ba cách để xác định lạc đà chiến thắng là khi chúng làm cho đối thủ hét lên, rút lui hoặc ngã xuống. 

Giải đấu vật lạc đà của Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức hơn 30 sự kiện trên khắp đất nước trong mùa từ tháng 11 đến tháng 3. Chủ sở hữu lạc đà có thể quăng sợi dây vào giữa đấu trường để hoãn trận đấu. 

Lạc đà cũng đấu vật trong tự nhiên. Những người du mục là những người đầu tiên tổ chức đấu vật lạc đà. Môn thể thao này vốn bị các tổ chức bảo vệ động vật chỉ trích.

Một nhóm bao gồm các nhân viên phục vụ lễ hội tìm cách kìm hãm hai con lạc đà. Thành phố Selcuk đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa đấu vật lạc đà vào danh sách Di sản Thế giới vì ý nghĩa lịch sử và văn hóa của nó đối với khu vực. 

Khung cảnh Giải đấu vật Pamucak nhìn từ trên cao. 

Một con lạc đà diễu hành tại đấu trường Pamucak trong Lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk-Efes hàng năm. 

Một cậu bé rời khỏi đấu trường cùng con lạc đà sau khi chiến thắng trận đấu tại lễ hội.

Suleyman Cobanoglu, 60 tuổi, vỗ về con lạc đà của mình trước lễ hội đấu vật lạc đà Selcuk ở thị trấn Selcuk. Lễ hội lạc đà tiếp theo của năm 2019 sẽ bắt đầu vào ngày 20/12.

Theo zing.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày