Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 ở Đông Nam Á
Thành phố Hà Nội, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông Ảnh: Như Ý
Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 dựa trên việc rà soát, tổng hợp và xác thực dữ liệu từ hàng chục ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí trên toàn thế giới.
Báo cáo cho thấy, châu Á là trọng điểm ô nhiễm không khí của thế giới. Có tới 99% thành phố ở Nam Á, 95% thành phố ở Đông Nam Á và 89% thành phố ở Đông Á vượt quá mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO (10mg/m3) đối với bụi mịn PM2,5 (loại bụi chỉ bằng 1/30 sợi tóc con người, được coi là tử thần trong không khí). Trong số hơn 3.000 thành phố được thống kê trên toàn thế giới, 64% vượt mức này.
Tại Đông Nam Á, Jakarta là thành phố ô nhiễm nhất với hàm lượng bụi mịn PM2,5 trung bình năm 2018 là 45,3mg/m3 (gấp hơn 4 lần mức khuyến cáo của WHO). Hà Nội chỉ thấp hơn một chút với mức 40,8mg/m3 (gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO), đứng thứ 2 trong danh sách. Trong Top 20 thành phố ô nhiễm nhất ĐNA, TPHCM cũng có mặt ở vị trí thứ 15 với nồng độ bụi mịn trung bình năm 2018 là 26,9mg/m3 (gấp 2,7 lần mức khuyến cáo của WHO).
Tại Việt Nam, báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Báo cáo hiện trạng chất lượng không khí của Tổ chức GreenID đều cho thấy, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất với số ngày chất lượng không khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao.
Cuối tháng 1/2019, thành phố trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi chỉ số AQI thường xuyên ở mức xấu, thậm chí lên ngưỡng nguy hại- mức ô nhiễm nhất trong bảng đánh giá chất lượng không khí.
Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông. Hiện thành phố Hà Nội có tới 5,8 triệu xe máy và 0,7 triệu ô tô.
Dữ liệu của WHO cho thấy cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là nguyên nhân thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới. Thiệt hại do ô nhiễm không khí toàn cầu ước tính lên tới 225 tỷ USD hằng năm.
Theo tienphong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Để chính sách năng lượng thúc đẩy phát triển giao thông xanh 18.02.2025 | 13:31 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả