Trung tâm điện lực thái bình Dự án công nghiệp quan trọng của tỉnh trong thời kỳ CNH,HĐH
Ngày 24/10/2007, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1274 chính thức phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trung tâm điện lực Thái Bình. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay đầu tư vào tỉnh ta. Tổng kinh phí thực hiện dự án lên tới 2,1 tỷ USD, tương đương khoảng 40.000 tỷ đồng. Dự án Trung tâm điện lực (TTĐL) Thái Bình có tổng công suất thiết kế 1.800MW (gần tương đương với Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình) sử dụng công nghệ tua bin ngưng hơi truyền thống.
Theo quy hoạch, dự án Trung tâm điện lực Thái Bình gồm 2 nhà máy: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 có công suất thiết kế 600MW gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ 300MW; chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Nhật Bản chiếm 85%, và vốn đối ứng của EVN là 15%.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có công suất thiết kế 1.200MW, gấp đôi Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, cũng gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ 600MW; chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam); tổng số vốn xây dựng nhà máy dự kiến 19.000 tỷ đồng.
Cả hai nhà máy nhiệt điện nói trên được xây dựng tại địa bàn xã Mỹ Lộc (Thái Thụy), nằm về phía tả ngạn sông Trà Lý, cách cửa sông Trà Lý khoảng 3km về phía Tây và cách thành phố Thái Bình khoảng 20km về phía Đông. Nhìn từ phía Tây- Bắc xuống Đông- Nam, các hạng mục công trình của TTĐL được bố trí theo thứ tự: Trạm biến áp 220KV- Nhà máy điện Thái Bình 2- Nhà máy điện Thái Bình 1- kho bãi chứa than- bến cảng.
Dự kiến nhu cầu tiêu thụ than của TTĐL vào khoảng 4,2 triệu tấn/ năm, nguồn than trong nước, loại than cám cấp 5 (theo tiêu chuẩn Việt
Toàn bộ số lượng than và các nguyên liệu phụ trợ phục vụ nhà máy được vận chuyển bằng đường thuỷ với các loại tàu đặc chủng có tải trọng từ 1.000- 2.000 DWT. Để cung cấp lượng nguyên liệu ổn định cho nhà máy, các nhà thiết kế đã cho xây dựng tại mỗi nhà máy một cảng riêng biệt với năng lực bốc dỡ khoảng 4,8 triệu tấn/ năm. Mỗi nhà máy còn được quy hoạch khu vực chứa than riêng gồm kho than ngoài trời và kho than trong nhà.
Lượng than dự trữ cho các nhà máy hoạt động tối thiểu trong 21 ngày. Ngoài ra tại TTĐL còn có các bồn chứa dầu dùng chung với tổng dung tích khoảng 10.000 tấn, bảo đảm dự phòng cho các nhà máy hoạt động tối thiểu trong vòng 7 ngày. Khi đi vào vận hành, TTĐL Thái Bình sẽ được đấu nối với lưới điện quốc gia bằng cấp điện áp 220KV xây dựng trong khuôn viên của Trung tâm.
Để phục vụ xây dựng các hạng mục công trình TTĐL Thái Bình, dự kiến sẽ cần 254 ha, thu hồi từ đất nông nghiệp của xã Mỹ Lộc. Theo đó sẽ có 6/7 thôn của xã Mỹ Lộc bị thu hồi đất, trong đó 4/ 6 thôn thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp, 2/ 6 thôn bị thu hồi từ 50- 70%.
Việc thu hồi đất làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 1.300 hộ dân với trên 5.000 nhân khẩu. Hiện toàn bộ 254 ha đất nói trên đã được thu hồi và bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 8/ 2009. Trên cơ sở diện tích đất đã thu hồi, các đơn vị thi công đã san lấp gần 4 triệu m3 cát, đạt khoảng 80% kế hoạch san lấp trũng cho toàn bộ dự án.
Trong đó dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 đã san lấp được trên 98% kế hoạch, cơ bản sẵn sàng cho việc khởi công xây dựng nhà máy.
Khi đi vào hoạt động, Trung tâm điện lực Thái Bình sẽ cần khoảng 1.200 m3 nước ngọt/ ngày đêm và một lượng lớn nước để làm mát- trung bình khoảng 75m3/s.
Để bảo đảm vấn đề môi trường theo đúng quy định hiện hành, Bộ TN& MT đã yêu cầu hai nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và 2 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ xem xét phê duyệt. Theo đó TTĐL đã quy hoaåch baäi thaãi tro xó duâng chung cho 2 nhà máy rộng tới 80ha (trong đó diện tích dự phòng là 30ha) bảo đảm cho 2 nhà máy vận hành trong thời gian 10- 15 năm theo đúng công suất thiết kế là 1.800MW.
Toàn bộ lượng than sau khi đốt sẽ được đẩy ra khu vực bãi thải bằng thuỷ lực. Ngoài ra một phần lượng tro xỉ được vận chuyển bằng đường bộ để phục vụ cho các công trình xây dựng, chủ yếu là đường giao thông. Đối với hệ thống nước làm mát là nguồn nước lợ được lấy trực tiếp từ sông Trà Lý dẫn vào trạm bơm tuần hoàn dùng chung sau đó qua các đường ống ngầm dẫn tới từng nhà máy.
Lượng nước này kết hợp với lượng nước ngọt sẽ được thu gom toàn bộ và xử lý triệt để bảo đảm đạt tiêu chuẩn loại B (tiêu chuẩn Việt Nam) trước khi thải ra môi trường, với tiêu chuẩn này nước thoát ra môi rtường hoàn toàn không ảnh hưởng đến cây trồng, nuôi thả thuỷ sản và sức khoẻ của người dân.
Ngoài ra từng nhà máy còn phải thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý khí thải lò hơi bảo đảm các thông số về môi trường theo tiêu chuẩn Việt
Vì là dự án lớn, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhiều hộ dân của xã Mỹ Lộc nên trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư và UBND tỉnh đã có nhiều cơ chế để hỗ trợ người dân bị thu hồi đất phục vụ xây dựng nhà máy. Lần đầu tiên UBND tỉnh đã xây dựng đề án an sinh xã hội đồng bộ và bài bản nhất từ trước đến nay tại xã Mỹ Lộc.
Tổng kinh phí triển khai thực hiện đề án an sinh xã hội nói trên lên tới 53 tỷ đồng - lớn nhất so với tất cả các dự án khác. Hiện các ngành chức năng đã hoàn thành quy hoạch chung xã Mỹ Lộc theo mô hình nông thôn mới; đang quy hoạch hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng, vùng sản xuất hàng hoá, vùng chăn nuôi tập trung.
Đầu tư xây dựng tuyến đường từ chợ Gạch vào trung tâm xã với kinh phí hỗ trợ gần 6 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 9 này. Xây dựng chợ Mỹ Lộc do UBND xã làm chủ đầu tư, dự án đã khởi công vào ngày 23/ 6/ 2010 với số vốn 1 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 tới.
Đang triển khai các bước để thi công tuyến đường từ nghĩa trang liệt sĩ xã Thái Xuyên qua UBND xã Mỹ Lộc với ngân sách hỗ trợ 6 tỷ đồng, sau đó triển khai tiếp đoạn từ UBND xã Mỹ Lộc đến đê Trà Lý với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Ngoài ra các dự án an sinh xã hội khác như xây dựng trường mầm non, trường THCS, trạm y tế xã Mỹ Lộc đang trong quá trình lập hỗ sơ thiết kế kỹ thuật. Tổng số kinh phí mà tỉnh hỗ trợ để triển khai các dự án an sinh xã hội tại Mỹ Lộc từ năm 2009 đến nay đã lên tới gần 20 tỷ đồng...
Theo tiến độ đã được phê duyệt, dự kiến tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 sẽ vận hành thương mại vào cuối năm 2012 và tổ máy số 2 sẽ vận hành thương mại vào giữa năm 2013.
Khi toàn bộ TTĐL Thái Bình đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 10 tỷ KWh/ năm, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động, chủ yếu là cử nhân, kỹ sư và công nhân lành nghề. Ngoài ra hàng năm TTĐL Thái Bình còn đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 900 tỷ đồng.
Vũ Mạnh
Tin cùng chuyên mục
- Tiền HảiHiệu quả dự án phòng ngừa rừng ngập mặn 09.09.2010 | 14:49 PM
- Ký hợp đồng tín dụng dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê đến thị trấn Diêm Điền 12.11.2010 | 11:14 AM
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng đường 39B 29.09.2010 | 09:36 AM
- Đà NẵngTrường đại học quốc tế đầu tiên vừa được Tập đoàn giáo dục quốc tế APU khởi công xây dựng 11.09.2010 | 09:15 AM
- Triển khai dự án Tabmis. 20.09.2010 | 08:00 AM
- Nhà thiết kế tòa công trình xanh chính thức vào Việt Nam 29.10.2010 | 16:19 PM
- Khởi động nhà máy thép 600.000 tấn ở Thái Bình 06.09.2010 | 10:26 AM
- Quỹ TDND Tiền Phong (Tp Thái Bình)Giữ vững chất lượng quỹ loại I 03.03.2011 | 08:25 AM
- Khởi công dự án điện lớn nhất Việt Nam 12.08.2010 | 08:53 AM
- Sôi động công trường xây dựng trung tâm điện lực Thái Bình 24.11.2010 | 09:15 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn