Thứ 5, 28/11/2024, 08:29[GMT+7]

Không để xảy ra thiệt hại về người và giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra

Thứ 6, 06/09/2024 | 14:43:56
14,031 lượt xem
Sáng ngày 6/9, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh; Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Phạm Văn Tuân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại huyện Tiền Hải, Kiến Xương. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại cảng cá Cửa Lân, xã Nam Thịnh (Tiền Hải).

Video: 060924_-_Dong_chi_Nguyen_Khac_Than_kiem_tra_bao_S1.mp4?_t=1725616083

 

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã báo cáo nhanh tình hình ứng phó với bão số 3. Thực hiện nghiêm nội dung các văn bản chỉ đạo, công điện của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện Tiền Hải họp, phân công nhiệm vụ các cụm PCTT và TKCN phối hợp với các xã, thị trấn, Đồn Biên phòng Cửa Lân tiến hành rà soát các phương tiện tàu, thuyền, nhà yếu, gia đình chính sách, gia đình neo đơn để có phương án chằng chống, di dời bảo đảm theo yêu cầu. Toàn huyện có 501 phương tiện/1.153 lao động, tính đến 11 giờ ngày 6/9, toàn bộ phương tiện và lao động trên đã được liên lạc và nhận yêu cầu vào nơi tránh trú bão. Hiện còn 350 lao động tại các đầm vùng trong, ngoài đê, chòi canh ngao đang chằng chống kho tàng, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, xã đã liên lạc và yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc chằng chống lều coi và vào nơi tránh trú trước 16 giờ ngày 6/9. Toàn huyện có 102 nhà yếu/241 người; 234 hộ/651 khẩu sống ngoài đê quốc gia. Tất cả các hộ đang chằng chống nhà cửa, cam kết di dời vào nơi tránh trú trước khi bão đổ bộ vào đất liền. UBND huyện giao các ngành, các xã sẵn sàng phương tiện, địa điểm và bảo đảm các nhu cầu thiết yếu tại nơi tránh trú phục vụ người dân. 6 trọng điểm đê, kè xung yếu, các ngành, các xã, các cụm PCTT và TKCN duy trì lực lượng ứng trực, sẵn sàng vật tư, nhân lực ứng cứu ngay khi phát hiện có sự cố xảy ra.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với xã Quốc Tuấn (Kiến Xương) về công tác ứng phó với bão số 3. 

Tại huyện Kiến Xương, để chủ động ứng phó với bão, huyện đã rà soát, thống kê 826 hộ/2.371 khẩu sinh sống ngoài đê chính trong đê bối; 110 hộ/282 khẩu sống ngoài đê bối; 915 hộ/2.047 nhân khẩu sống trong nhà yếu, người già cả, neo đơn, tàn tật, đồng thời yêu cầu tất cả các xã, thị trấn có phương án di chuyển nhân dân ở các nhà yếu, người già cả neo đơn; bệnh xá, trường học không bảo đảm an toàn đến nơi kiên cố an toàn. Một số trọng điểm xung yếu được cắm cừ dự phòng như: cống Cú (K37,7) đê hữu Trà Lý, xã Quốc Tuấn; cống Đắc Chúng (K40,0) đê hữu Trà Lý, xã Quốc Tuấn; cống Diệm Dương (K42,7) đê hữu Trà Lý, xã Trà Giang... Huyện cũng yêu cầu các địa phương ở khu vực cửa sông cần có phương án chống tràn cho các tuyến đê thấp, đê bối, bờ bao; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong trường hợp bão đổ bộ kết hợp với nước dâng, triều cường làm tràn, vỡ một số bờ bao ven sông, đê bối.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại khu nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú (Tiền Hải). 

Kiểm tra khu vực nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú; cảng cá Cửa Lân, xã Nam Thịnh; khu neo đậu tàu thuyền xã Đông Minh (Tiền Hải) và nghe lãnh đạo xã Quốc Tuấn (Kiến Xương) báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác ứng phó với bão số 3. 

Tuy nhiên, để chủ động trong mọi tình huống; với phương châm không để xảy ra thiệt hại về người và giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh; hoãn các cuộc họp để tập trung cho công tác phòng, chống bão. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình, diễn biến của bão dưới mọi hình thức, kết hợp tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên hệ thống truyền thanh, tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao nhận thức, tránh tư trưởng chủ quan, bị động khi có sự cố để xảy ra các thiệt hại nghiêm trọng. Thực hiện nghiêm lệnh cấm biển, đồng thời tập trung rà soát lại số lao động, phương tiện còn đang hoạt động trên sông, biển, nhất là lao động tại các chòi canh ngao, đánh bắt hải hải sản ven bờ, lao động tại các vùng xung yếu, trũng ngập, cửa sông phải di dời về nơi an toàn theo quy định. Khẩn trương khắc phục những điểm xung yếu; bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình giao thông, xây dựng, khu công nghiệp trên địa bàn. 

Các huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, lên phương án di chuyển người dân sống tại các nhà yếu, nơi không bảo đảm an toàn đến nơi kiên cố, an toàn. Cùng với đó, khẩn trương rà soát các hộ có hoàn cảnh neo đơn, người già, khó khăn, gia đình chính sách để có phương án huy động lực lượng hỗ trợ chằng chống, gia cố nhà cửa. Trước 18 giờ ngày 6/9 phải hoàn thành việc di dời các hộ dân sinh sống trong nhà yếu, khu vực nguy hiểm, lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy sản, hải sản các vùng bãi thấp ven sông, ven biển vào nơi an toàn; đóng các cửa khẩu, băng két qua đê biển, đê cửa sông. Triệt để tiêu nước, chủ động vận hành các trạm bơm tiêu khi có yêu cầu để bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại cho lúa, rau màu.

Tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Cửa Lân, xã Nam Thịnh (Tiền Hải). 

Ngư dân huyện Tiền Hải chằng buộc tàu thuyền tại khu neo đậu. 

Ngân Huyền – Mạnh Thắng

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày