NATO không còn làm chủ được tình hình Bắc Syria
Cuộc họp bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO tại Brussels đã biến thành cuộc tranh cãi về hậu quả đối với NATO từ các quyết định đơn phương của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria. Hai nước này đều là thành viên của NATO nhưng đã không tham vấn đồng minh NATO trước khi đưa ra các quyết định gây chia rẽ và làm suy yếu NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng giải thích lý do bắt tay với Nga nhằm lập vùng đệm dọc theo biên giới với Syria, nhưng đã không thể thuyết phục được các đồng minh NATO. Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập, Mỹ bị chỉ trích đó là không khí 2 ngày họp tại Brussels. Với các nước châu Âu, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm tiêu tan công sức của liên minh chống khủng bố mà Mỹ đứng đầu và các nước châu Âu góp công góp của. Cục diện nay đã thay đổi hoàn toàn. Vùng đất trước đây nằm trong vòng ảnh hưởng của NATO thì bây giờ quân đội Nga tùy nghi tuần tiễu. Để tái lập phần nào ảnh hưởng của NATO tại vùng đất này, nước Đức đề xuất Liên Hợp Quốc đứng ra dàn xếp.
"Thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không phải là cơ sở lâu dài cho một giải pháp chính trị. Vấn đề này không thể chỉ do 2 nước quyết định, mà phải được đưa vào chương trình nghị sự quốc tế. Chúng tôi đang tìm một giải pháp bao gồm quan điểm của cộng đồng quốc tế" - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp Karrenbaue nói.
Ông Didier Reynders, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, nói: "Chúng tôi không phản đối nguyên tắc tạo lập một vùng đệm do quốc tế kiểm soát. Tình hình đã thay đổi quá nhiều kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận".
Hành động của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vô hình chung tước bỏ vai trò của NATO với tư cách một liên minh quân sự. Trong cuộc họp báo cuối, lãnh đạo NATO không thể nói rõ là sẽ tiếp tục hành động như thế nào ở vùng Bắc Syria.
Ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký NATO, nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nhất trí rằng phải giảm thiểu bạo lực và tìm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Chúng ta cần duy trì cam kết trong vùng và tiếp tục cuộc chiến chống lại kẻ thù chung của chúng ta là lực lượng Nhà nước Hồi giáo cực đoan".
NATO cũng bối rối vì quan điểm của Mỹ đối với vùng Bắc Syria vẫn chưa rõ ràng. Khi đã thấy hậu quả của việc rút quân, Mỹ đã vài lần thay đổi quan điểm. NATO buộc phải chấp nhận chuyện đã rồi, không thể thuyết phục và phối hợp hành động quân sự của các nước thành viên.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng