Thứ 2, 25/11/2024, 09:31[GMT+7]

Miền quê thủy chung ân tình

Thứ 5, 26/08/2010 | 15:29:47
1,237 lượt xem
Công tác đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách với người có công luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Minh Quang (Vũ Thư) quan tâm coi trọng, với những nghĩa cử cao đẹp...

Nghĩa trang Minh Hưng

Minh Quang là địa phương được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 1274 con em quê hương đã lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam, trong đó 157 ngươì đã nằm xuống trên các chiến trường, 69 đồng chí là thương bệnh binh, hàng trăm lượt người được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến. Toàn xã có 8 mẹ Việt Nam anh hùng, trên 300 gia đình có công với cách mạng.

Hàng năm, các cơ sở thôn đều tổ chức khảo sát nắm chắc hoàn cảnh cụ thể của gia đình thương binh liệt sĩ và người có công trong toàn xã. Từ đó Đảng bộ, chính quyền có chủ trương, biện pháp động viên tinh thần, hỗ trợ một phần vật chất, giúp các đối tượng khó khăn về đời sống, tạo sức mạnh để họ vươn lên.

Thực hiện chính sách đối với người có công,  UBND xã miễn 20, 3 tấn thóc và thuế đất ở cho các đối tượng gia đình chính sách. 100% đối tượng chính sách và người có công đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các đoàn thể quần chúng có nhiều việc làm cụ thể hỗ trợ những hội viên khó khăn. Cựu chiến binh xây dựng quỹ tình nghĩa thăm hỏi, trợ cấp đối tượng, hội phụ nữ cho vay vốn ủy thác, giúp công cấy, gặt...

Năm 2009 địa phương đã xây dựng, nâng cấp 4 nhà tình nghĩa. Hàng tháng, tổng kinh phí trợ cấp của nhà nước cho các đối tượng người có công 196 triệu đồng được trao tận tay cho các đối tượng. Các gia đình chính sách 5 thôn thành lập 5 tổ tình nghĩa góp quỹ để thăm hỏi giúp đỡ, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống, đồng thời đăng ký thi đua xây dựng gia đình gương mẫu,  tổ chức bình xét, biểu dương vào dịp 27/7 hàng năm.

 Nhiều đồng chí thương bệnh binh, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ cũng đã vượt khó vươn lên làm kinh tế, ổn định đời sống, khá giả, tiêu biểu như ông Trần Ngọc Phương, Phạm Văn Quynh, Bùi Xuân Tiệp chuyển đổi đất cấy lúa năng suất thấp sang mô hình gia trại thu nhập hàng chục triệu đồng /năm. Đời sống của các gia đình chính sách có sự cải thiện rõ rệt: 100% hộ có nhà mái bằng, nhà cấp 4 vững trãi, không còn nhà dột nát.

 So với mặt bằng chung của nhân dân địa phương, đời sống của các gia đình ở mức khá hơn. Hàng năm nhân dân toàn xã góp 2 kg thóc /lao động, xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa  để trợ cấp sửa nhà, thăm đối tượng hoạn nạn, rủi ro, ốm đau lâu ngày, thăm hỏi tặng quà lễ tết…Riêng năm 2009, nhân dân đóng góp 23, 6 triệu đồng xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ, vượt xa kế hoạch huyện giao.

Cùng đồng chí cán bộ chuyên trách công tác TBXH của xãC, chúng tôi có dịp đi thăm quan công trình nghĩa trang liệt sỹ. Đây là công trình có kiến trúc đẹp vào bậc nhất nhì tỉnh với tổng kinh phí ước 2 tỷ đồng được khánh thành cuối năm 2009 do ngân sách tỉnh, huyện, 3 xã và nhân dân đóng góp. Trên diện tích 1.800 m2, là công trình quy tập mộ liệt sỹ của Thị trấn Vũ Thư, xã Minh Khai và Minh Quang. Hiện có 1 quản trang trông nom, hương khói cho các liệt sỹ. Hội CCB nhận trồng cây xanh, các em học sinh THCS xã đăng ký chăm sóc để nghĩa trang luôn xanh sạch đẹp.

 Tại đây, chúng tôi gặp gỡ gia đình anh Trần Ngọc Hoằng, giáo viên công tác tại Đắc Lắc. Ngày 15/7/2010, anh vừa di chuyển hài cốt của cha là thiếu tá Trần Quy Nhơn hy sinh tại biên giới Tây Namon> an táng tại nghĩa trang An Giang về quê hương Minh Quang. Cấp ủy, chính quyền, hội cựu chiến binh, các đoàn thể và nhân dân địa phương tập trung đón liệt sỹ trở về với sự quan tâm và tình cảm đặc biệt xúc động, nghi lễ trang trọng. Vì thế anh an tâm cùng mẹ đi xa quê, bởi anh biết thiếu tá Trần Quy Nhơn được yên nghỉ giữa đồng đội, tình làng nghĩa xóm nơi quê hương ân nghĩa thủy chung sẽ luôn  sưởi ấm các anh hùng, liệt sỹ.

Bảo Linh

 

  • Từ khóa