Hội Nông dân An Khê Đơn vị dẫn đầu công tác Hội
Tuy không hẹn gặp trước nhưng khi thấy chúng tôi đến, ông Nguyễn Duy Cấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khê (Quỳnh Phụ) đã không ngần ngại gác lại công việc đang làm để tiếp đón. Với dáng vẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, ông đã hồ hởi kể về các hoạt động nổi bật thời gian qua của tổ chức Hội.
Để xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, những năm qua Hội Nông dân xã đã không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các chi hội. Hội phân công cán bộ phụ trách cơ sở, thường xuyên đi sâu, đi sát hướng về cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền địa phương để có những giải pháp lãnh đạo, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hội.
Hàng năm, bám sát vào định hướng, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các phong trào thi đua do Trung ương hội phát động, Hội đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã và các ban, ngành của huyện tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận động bà con từ bỏ các hủ tục lạc hậu, tập trung xây dựng nếp sống văn hóa; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng; tham gia trồng cây vụ đông; hiến đất, ngày công, tiền của mở rộng đường làng, ngõ xóm. Thành lập và duy trì hoạt động của 5 mô hình Hội Nông dân tự quản về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên đường ĐH 72; xây dựng mô hình bảo vệ giao thông, thủy lợi nội đồng và mặt bằng đất canh tác.
Là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên những người nông dân An Khê muốn làm giàu ngay tại địa phương thì yếu tố vốn là quan trọng nhất. Xác định được nhu cầu thiết thực đó, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cho trên 580 hộ vay vốn với số tiền trên 15 tỷ đồng. Tuy số tiền vay không lớn, trung bình mỗi hộ được vay 10 - 30 triệu đồng nhưng đó chính là động lực, là tiền đề để nông dân bứt phá đi lên.
Cùng với đó, Hội còn vận động, tuyên truyền hội viên chơi phường tương trợ, cho vay quỹ hội với lãi suất thấp. Khi đã được tiếp cận nguồn vốn thì khó khăn còn lại đối với nhiều nông dân chỉ quen với đồng ruộng là cách thức làm giàu, cũng như việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, hàng năm Ban chấp hành Hội phối hợp với các ngành chức năng mở từ 3 - 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, 2 - 3 lớp học nghề, hướng dẫn cách chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… giúp từ 800 - 1.000 hội viên nông dân có kiến thức để phát triển kinh tế.
Có vốn, kiến thức nhiều hội viên đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình như: Mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp, nuôi trồng thủy sản… ngay tại địa phương. Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân An Khê đã xây dựng thành công nhiều mô hình làm kinh tế giỏi trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ.
Đặc biệt, nhiều mô hình mới, cách làm hay đã xuất hiện trở thành điểm sáng để nhiều hộ nông dân vận dụng, làm theo như mô hình trồng rau màu vụ đông của chi hội thôn Lộng Khê 1; mô hình cấy lúa ngắn ngày chất lượng cao (giống Bắc thơm 7) trên diện tích 3 ha, sau đó trồng ngô ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao cho 32 hộ gia đình hội viên của chi hội thôn Lộng Khê 4… Thông qua phong trào này, ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo có cuộc sống ổn định và vươn lên làm giàu. Không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình, nhiều mô hình kinh tế, tiêu biểu như mô hình nuôi ếch sinh sản của hội viên Đỗ Đường Cường còn tạo việc làm cho người lao động trong và ngoài xã. Nhờ đó, diện mạo An Khê ngày càng đổi mới, thu nhập đạt 22 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo giảm còn 4,74%, trong đó số hộ nghèo thuộc hội viên Hội Nông dân là 4/112 hộ.
Với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, Hội Nông dân xã An Khê đã tạo được niềm tin cho hội viên, thu hút 1.837 nông dân tham gia sinh hoạt, chiếm gần 90% số hộ trong toàn xã. Và nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu công tác hội và phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Quỳnh Phụ.
Bài, ảnh: Đức Dũng
Tin cùng chuyên mục
- Hội thảo đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển dịch vụ tẩm quất 13.11.2024 | 15:50 PM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn