Khơi dậy và phát huy tinh thần tình nguyện
Những năm qua, các đợt hoạt động cao điểm như “Tháng thanh niên”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè”, “Tình nguyện mùa đông”; hoạt động hiến máu nhân đạo, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ gia đình chính sách, trẻ em vượt khó học giỏi, thắp nến tri ân... được hàng nghìn lượt thanh niên Thái Bình tham gia, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy phong trào tình nguyện ngày càng lan tỏa rộng rãi. Ðiều đó chứng minh, các hoạt động, chương trình tình nguyện đã “chạm được vào trái tim” và khơi dậy được lòng nhiệt huyết hết mình cống hiến vì một xã hội tốt đẹp của các bạn trẻ.
Không ít ý kiến cho rằng, đã là tình nguyện thì phải làm những việc lớn, đi về những vùng xa xôi chứ không làm những việc nhỏ. Vì thế đã xuất hiện khoảng trống “dấu ấn tại chỗ” của phong trào tình nguyện. Ðồng ý rằng, thanh niên luôn thích đi xa, đến những vùng khó khăn, sẽ cảm thấy có ý nghĩa hơn khi hiểu cuộc sống của bà con, trải nghiệm nhiều điều thú vị. Nhưng ngay tại nơi mình sống cũng rất cần chúng ta. Tham gia các hoạt động tình nguyện là vì người khác, vì những người cần sự giúp đỡ, những người thường có số phận kém may mắn như trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già cô đơn... để thấy những trở ngại và khó khăn trong cuộc sống mà chúng ta vẫn thường than vãn chẳng thấm tháp gì so với những mất mát, khó khăn mà những người thiệt thòi đang từng ngày phải gánh chịu. Chúng ta vẫn hạnh phúc và may mắn hơn họ rất nhiều, điều mà không phải lúc nào cũng nhận ra. Và chúng ta cũng học được nhiều điều không có trong bài giảng ở trường nhưng lại rất có ích trên bước đường lập thân, lập nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận thanh niên hiểu chưa đúng, thậm chí còn “đo” cái giá cho tinh thần tình nguyện. Họ cho rằng mình đã bỏ công sức thì phải được trả công, phải có “thù lao” cho những việc đã làm. Với suy nghĩ đó, họ đi tình nguyện mà hoàn toàn không phải vì mục đích thực của tình nguyện. Họ tham gia tình nguyện theo phong trào, để được vui chơi, hay để “đạt được mục đích gì đó”, làm sai lệch ý nghĩa và bản chất của hoạt động tình nguyện. Tham gia hoạt động tình nguyện chính là thanh niên đã có sự hiểu biết sâu sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, tinh thần xung kích của tuổi trẻ, từ đó không vụ lợi, hoạt động không đặt điều kiện, không vì mục đích kinh tế hay lợi ích cá nhân khác, mà mục đích là được cống hiến, tạo ra sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Tham gia hoạt động tình nguyện không chỉ đơn thuần là giúp ích cho cộng đồng, đó còn là môi trường để thanh niên rèn luyện, học tập. Tình nguyện là một phương tiện để khám phá bản thân, phát triển những kỹ năng mới và củng cố những gì đã có. Tham gia hoạt động tình nguyện góp phần tạo thêm động lực và giúp các bạn trẻ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn; giúp thanh niên có dịp phát triển các mối quan hệ cá nhân, hiểu thêm về mọi người ở nhiều tầng lớp xã hội, môi trường khác nhau... Ðây là một trong những cách tốt nhất để thanh niên có thêm những trải nghiệm quý giá.
Ðặc thù của hoạt động tình nguyện rất cần kinh phí, nhưng đoàn viên, học sinh, sinh viên thì lại hạn chế về mặt tài chính, các hoạt động chủ yếu là góp sức. Do vậy, rất cần sự phối hợp, ủng hộ từ các đơn vị, cá nhân có khả năng về tài chính. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện chưa tìm được hướng đột phá, nhiều chương trình xoay quanh các chủ đề chính diễn ra hằng năm, đến hẹn lại lên. Nhiều mô hình hay chưa được nhân rộng và duy trì để bảo đảm tính liên tục, nên chăng cần dành thời gian để đánh giá lại tính liên tục và duy trì các hoạt động tình nguyện này. Bên cạnh đó, hoạt động tình nguyện tự phát thường chồng chéo nội dung và chưa bao quát hết các đối tượng cần được hỗ trợ, chưa tìm ra được hướng mới hay thay đổi nội dung để đạt hiệu quả cao hơn, chưa khai thác hết thế mạnh tri thức vào chương trình tình nguyện, chưa tổ chức các chương trình tình nguyện gắn với phong trào học đường…
Năm 2014 là năm các cấp bộ Ðoàn, Hội kỷ niệm 15 năm phong trào “Thanh niên tình nguyện” đồng thời cũng là “Năm thanh niên tình nguyện”. Ðây chính là cơ hội để các cấp bộ Ðoàn, Hội, đoàn viên, hội viên thanh niên trên địa bàn tỉnh triển khai, xung kích tham gia các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và bổ ích.
Phương Chi
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai