Thứ 7, 16/11/2024, 02:25[GMT+7]

Tri ân người có công

Thứ 2, 04/05/2015 | 09:10:50
1,051 lượt xem
Chiến tranh đã qua đi tròn 40 năm trên dải đất hình chữ S. Ðộc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cũng hiện hữu từng ấy thời gian để nhân dân Việt Nam xây dựng cuộc sống mới. Ðể có độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc hôm nay, hàng triệu người con kiên trung của đất nước đã ngã xuống, triệu người khác để lại một phần xương máu nơi chiến trường. Trong sự tận hiến vì lý tưởng độc lập và tự do, Thái Bình có hơn 52.000 liệt sĩ, gần 32.500 thương binh, bệnh binh… Nỗ lực hàn gắn, xoa dịu những mất

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Ðặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy trao Bằng công nhận cho thân nhân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

 

Dù điều kiện kinh tế của tỉnh trong những năm kháng chiến còn gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn song để người lên đường yên tâm làm nhiệm vụ, công tác hậu phương quân đội luôn được toàn Ðảng, toàn dân nỗ lực thực hiện. Trong giai đoạn này, việc quan tâm chăm sóc gia đình bộ đội là một trong những nhiệm vụ được Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đặt lên hàng đầu. Hoạt động sắp xếp việc làm, làm mới và sửa chữa nhà, bồi dưỡng, đào tạo, dạy nghề cho thương binh, bộ đội phục viên, thân nhân liệt sĩ được thực hiện tại khắp các địa phương trong tỉnh. Ðến năm 1969, toàn tỉnh quản lý hơn 83.000 gia đình quân nhân, trong đó có hơn 35.000 gia đình bộ đội đi B. Trung bình mỗi năm tỉnh dành hơn 10 triệu đồng (tương đương 2 - 3 vạn tấn thóc và chiếm khoảng 10% ngân sách tỉnh) cho công tác hậu phương quân đội. Về thực hiện chính sách hậu phương quân đội, Thái Bình đã được Bác Hồ khen: “Làm như Thái Bình thế là tốt, cần làm tốt hơn… Có chăm sóc hậu phương quân đội tốt mới yên tâm người ở chiến trường”. Việc quản lý và chăm sóc tốt hậu phương tác động lớn tới tư tưởng, tình cảm gia đình bộ đội, động viên, cổ vũ chiến sĩ tại các chiến trường hăng hái chiến đấu, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, toàn Ðảng, toàn dân có điều kiện chăm lo tốt hơn cho các gia đình, đối tượng chính sách. Ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã hiến dâng xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, phong trào “Ðền ơn đáp nghĩa” được tăng cường thực hiện. Tỉnh ủy, UBND tỉnh coi trọng và tích cực chỉ đạo giải quyết, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người và gia đình có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam. Ðến nay, toàn tỉnh đã có hơn 332.000 người được hưởng chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước, trong đó hơn 66.000 người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng kinh phí trên 1.300 tỷ đồng/năm; 5.239 bà mẹ được phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nhiều phong trào, hoạt động chăm sóc người có công, gia đình chính sách tiếp tục được đẩy mạnh như hoạt động hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng chính sách, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc sức khỏe người có công… Việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước đã góp phần nâng cao đời sống người có công. Ðến nay, 98,3% số hộ người có công trên địa bàn tỉnh có mức sống trung bình trở lên.

 

Tự hào và biết ơn những hy sinh vô cùng to lớn của các thế hệ đi trước, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các hoạt động “Ðền ơn đáp nghĩa” người và gia đình có công với cách mạng. Song song với đó, việc chăm sóc người và gia đình có công với cách mạng, việc giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, cách mạng, về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được các ban, ngành, đoàn thể coi trọng thực hiện.

Trần Thu Hương

 

  • Từ khóa