Thứ 2, 25/11/2024, 06:54[GMT+7]

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

Thứ 2, 27/12/2010 | 09:11:54
1,648 lượt xem
Theo đoàn công tác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Chi cục DS-KHHGĐ về xã Thái Phương (Hưng Hà), đến gia đình chị Trần Thị N, bé M.N bụ bẫm, kháu khỉnh đang tập bò giữa nhà; nhìn bé, cả đoàn không dấu nổi niềm vui.

Theo đoàn công tác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Chi cục DS-KHHGĐ về xã Thái Phương (Hưng Hà), đến gia đình chị Trần Thị N, bé M.N bụ bẫm, kháu khỉnh đang tập bò giữa nhà; nhìn bé, cả đoàn không dấu nổi niềm vui.

 

Ngay sau khi sinh, qua xét nghiệm máu từ chương trình sàng lọc sơ sinh, phát hiện bé bị suy giáp trạng bẩm sinh. Sau xét nghiệm, bé đã được đưa vào chương trình điều trị của Bệnh viện Nhi Trung ương với việc uống thuốc bổ sung thay thế hocmon giáp trạng hàng ngày.

 

Chị N bế con trong niềm xúc động khó tả, hết lời cám ơn đoàn. Được thông tin, tư vấn về căn bệnh, chị cho biết gia đình chị thực sự rất may mắn, bởi nếu bé M.N không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, gia đình không biết liệu cháu có thể lớn lên khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác không.

 

Theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, chỉ từ tháng 1 đến hết tháng 10 năm 2010, toàn tỉnh đã có hơn 17 nghìn lượt thai phụ tham gia sàng lọc trước sinh trong đó phát hiện 103 thai dị tật, có hơn 3000 trẻ sơ sinh được sàng lọc xét nghiệm máu phát hiện 1 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh, 89 trẻ nghi ngờ thiếu men G6DP.

 

Tất cả các trường hợp dị tật bào thai đã được chỉ định xử lý sớm, các trường hợp phát hiện bệnh bẩm sinh như trường hợp của cháu M.N con chị Trần Thị N đều được đưa vào chương trình điều trị.

 

Năm 2010 là năm thứ 4 đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện và can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh” (gọi tắt là đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh) thực hiện tại Thái Bình.

 

Với hoạt động chính là sàng lọc phát hiện thai dị tật ở phụ nữ mang thai và phát hiện một số bệnh bẩm sinh như suy giáp trạng, thiếu men G6DP cho trẻ sơ sinh, chương trình đang thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh, khoa sản Bệnh viện đa khoa và 150 trạm y tế của 8 huyện, thành phố.

 

Mỗi năm, với hàng chục nghìn lượt phụ nữ mang thai được sàng lọc phát hiện thai di tật, hàng nghìn trẻ sơ sinh được sàng lọc phát hiện bệnh bẩm sinh đồng nghĩa với việc sẽ giảm đi hàng trăm số trẻ sinh ra bị dị tật và hàng trăm trẻ khác được phát hiện bệnh bẩm sinh, được điều trị sớm tránh được nguy cơ dị tật về thể chất, trí tuệ, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh là một đề án mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong suốt một thời gian dài, do sự kém phát triển về kinh tế xã hội, chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc sinh mà chưa quan tâm đến việc sinh ra những đứa trẻ như thế nào.

 

Vì vậy, Việt Namon> nói chung và Thái Bình nói riêng vẫn đang phải chịu những thách thức lớn về vấn đề chăm sóc cho người tàn tật. Thực hiện đề án là việc hết sức cần thiết và cấp bách. 4 năm qua, đề án mới chỉ triển khai ở hơn 50% số xã trong tỉnh, có khoảng 80% số bà mẹ mang thai, 20% trẻ sơ sinh được sàng lọc, song mỗi năm đã có hơn một trăm ca dị tật thai nhi và hàng chục trẻ bị bệnh bẩm sinh được phát hiện sớm, can thiệp y tế kịp thời. Nếu chương trình mở rộng ở 100% số xã, sàng lọc cho 100% bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh, lúc đấy số trẻ em sinh ra bị dị tật sẽ giảm hàng nghìn trẻ/năm.

 

Như vậy nếu chương trình triển khai trong 10-20 năm và trở thành chương trình thường xuyên, số người tàn tật trong tương lai sẽ giảm mạnh, hiệu quả kinh tế xã hội mang lại là vô cùng to lớn.

 

Tuy nhiên, không phải người mẹ, người dân thậm chí là các nhà lãnh đạo nào cũng hiểu được điều này. Vì vậy, Chi cục Dân số-KHHGĐ đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về chương trình sàng lọc trong nhân dân. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng nhận thức rõ vấn đề này nên các hoạt động truyền thông được tổ chức thường xuyên tại cộng đồng.

 

Năm 2010, 150 xã thực hiện chương trình đã tổ chức 161 buổi nói chuyện chuyên đề về thực trạng tình hình sức khỏe bà mẹ, trẻ em, ý nghĩa của chương trình sàng lọc cho hơn 18 nghìn lượt người nghe.

 

Đây là yếu tố tác động làm tăng số phụ nữ mang thai tham gia sàng lọc. Kết hợp với truyền thông nâng cao kiến thức trong cộng đồng về chương trình sàng lọc, Chi cục Dân số - KHHGĐ cũng quan tâm nâng cao chất lượng kỹ thuật sàng lọc bằng việc mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế từ tỉnh đến huyện, xã về kỹ thuật siêu âm, lấy máu gót chân nhằm tăng độ chính xác của xét nghiệm ban đầu.

 

Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, định hướng hoạt động của chương trình trong thời gian tới là tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, mở rộng số xã thực hiện đề án.

 

Bên cạnh đó chương trình sẽ hoàn thiện mạng lưới sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 12 bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện bằng kỹ thuật siêu âm, lấy máu gót chân, nâng cao năng lực quản lý điều hành, kỹ năng phương pháp truyền thông tư vấn của hệ thống cán bộ DS - Y tế.

 

Thực hiện chương trình “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, giải quyết tốt vấn đề bức xúc trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em chậm phát triển về thể chất và trí tuệ; từ đó giảm tỷ lệ người tàn tật trong xã hội góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số.

 

             Hường Trân

 

 

 

 

 

  • Từ khóa