Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu đáng kể. Các quyền cơ bản của trẻ em được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục mầm non, tiểu học, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đạt được kết quả tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh cũng đang phải tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc, nổi bật là tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích có chiều hướng gia tăng.
Một khảo sát của cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho thấy, trong số tai nạn thương tích ở trẻ em (bao gồm đuối nước, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất, điện giật, bỏng, ngã, bị đánh đập, bị súc vật cắn) thì tuy tỷ lệ trẻ em bị đuối nước chỉ cao hàng thứ hai (sau ngã) song số lượng trẻ em tử vong do đuối nước lại chiếm hàng đầu.
Trung bình mỗi năm toàn tỉnh có từ khoảng 1.000 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó có vài chục trường hợp bị đuối nước (trong đó năm 2008 là 45 em, năm 2009 là 52 em và năm 2010 là 32 em).
Bà Nguyễn Thúy Hoàn, Phó giám đốc Sở Lao động – TBXH, người đã nhiều năm gắn bó với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho rằng, nhận thức chung của người dân và kể cả của các cấp lãnh đạo còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước.
Vấn đề nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thảo luận rộng rãi và giải quyết một cách toàn diện. Công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em những năm trước còn bị xem nhẹ, và mới chỉ được chú ý trong vài năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, sự thiếu giám sát đầy đủ của người lớn cũng đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ đuối nước ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ. Chỉ trong một khoảnh khắc, thậm chỉ chỉ trong 1 – 2 phút lơ là giám sát của người lớn là chuyện đau lòng đối với các em đã có thể xảy ra.
Một nguyên nhân khác, qua khảo sát của các địa phương cho thấy, hầu hết trẻ em bị đuối nước là do không biết bơi. Đã vậy, tại những nơi trẻ em thích nô đùa, thích bơi lội ở sông, ao, hồ… lại thiếu các biển cảnh báo nguy hiểm để phòng tránh.
Theo bà Nguyễn Thúy Hoàn, để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, việc phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em nói riêng trong thời gian tới, cùng với biện pháp hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng thì cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác này.
Còn ông Hoàng Văn Vinh, Phó trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – Sở Lao động – TBXH, thì cho rằng, một trong những việc quan trọng cần làm ngay là xây dựng các thông điệp truyền thông phòng, chống đuối nước cho trẻ em phù hợp với cộng đồng, nhất là các em nhỏ đi đôi với xây dựng các mô hình phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại các địa phương gắn kết với mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho trẻ em.
Các địa phương cần chú ý loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em như làm biển cảnh báo nguy hiểm, làm nắp đậy an toàn cho giếng nước, bể nước, hố, cống thoát nước, làm rào chắn xung quanh ao cá, nơi chứa nước và những điểm vui chơi của trẻ em gần ao, hồ…
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ công tác viên, tuyên truyền viên về những kỹ năng cơ bản phòng, chống đuối nước cho trẻ em, kỹ năng sơ cấp cứu khi có tình huống xảy ra và mở nhiều lớp dạy bơi cho trẻ. Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng tình từ các bậc phụ huynh.
Chị Hà Phương Thảo ở tổ 30 phường Đề Thám, thành phố Thái Bình cho rằng, những lớp dạy bơi cho trẻ em có tác dụng rất thiết thực vì ngoài việc giúp nâng cao khả năng phòng, chống đuối nước nó còn tạo điều kiện cho trẻ em được luyện tập thêm một môn thể thao, được thư giãn sau những giờ học tập. Mùa hè đang đến gần, những lớp học đó thật là “Nhất cử, lưỡng tiện” – chị Phương Thảo kết luận.
Minh Sơn
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng