Mất cân bằng giới tính Thách thức mới trong công tác dân số
Thông thường, tỷ số giới tính khi sinh (viết tắt là SRB) là 103-106 bé trai/100 bé gái, giá trị tỷ số này ổn định về mặt thời gian và không gian. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Dân số-KHHGĐ Việt Nam, tỷ số SRB tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trong 10 năm gần đây. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã chạm ngưỡng 115/100. Cả nước có đến 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bé trai/bé gái chênh lệch ở mức cao lên tới 120-125/100. Cũng theo nhận định của Tổng cục Dân số-KHHGĐ, nếu tỷ số SRB vẫn không được khống chế như thời gian qua, sau 20-25 năm nữa, số nam giới Việt Nam sẽ dư thừa 10% so với nữ giới cùng lứa tuổi. Việc thừa nam, thiếu nữ không chỉ phát sinh các vấn đề xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học. Trước hết, nếu tốc độ chênh lệch giới tính vẫn không được kiếm soát, theo tính toán, sau 30 năm nữa sẽ có khoảng hơn 4 triệu nam thanh niên không lấy được vợ. Không chỉ là việc khó lấy vợ của nam thanh niên mà xã hội còn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như nạn buôn bán phụ nữ, gia tăng mại dâm…
Mặc dù không nằm trong 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao, song trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phương và nhận định của ngành chuyên môn, vấn đề mất cân bằng giới tính ở Thái Bình cũng đang trong tình trạng báo động. Với tỷ lệ trung bình đạt mức tương đương so với toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng tăng. Nếu như năm 2000, tỷ lệ này ở Thái Bình là 107/100, đến năm 2010 đã tăng lên 113/100. Con số này từ đầu năm đến nay là 115/100. Ở một số địa phương, tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh giữa trẻ em nam và nữ chênh lệch khá cao, lên tới 140/100 và tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm liên tiếp.
Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính ở trẻ sơ sinh, khống chế ở mức 111 nam/100 nữ vào năm 2015 và 109 nam/100 nữ vào năm 2020 là một trong các mục tiêu cụ thể của chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trước tình trạng trên, một số giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh đã được đặt ra. Đó là việc tăng cường tuyên truyền vận động, từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái; kiểm tra , giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, xử lý nghiêm những trường hơp vi phạm; xây dựng các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái nhằm giảm mất bình đẳng giới… Đặc biệt, trong chuyên môn, năm 2009, Tổng cục Dân số-KHHGĐ lần đầu đã triển khai thực hiện mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh. Mô hình tập trung vào các hoạt động truyền thông, giám sát việc thực hiện quy định về lựa chọn giới tính thai nhi ở cơ sở y tế…
Tại Thái Bình, năm 2011 Chi cục Dân số-KHHGĐ đã triển khai mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Mô hình được triển khai tại 71 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố. Vẫn là tăng cường các hoạt động truyền thông, nội dung được quan tâm trong tuyên truyền là thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính. Tại 71 xã thực hiện mô hình cũng thành lập các câu lạc bộ "Phụ nữ không sinh con thứ ba giúp nhau phát triển kinh tế". Các câu lạc bộ thường xuyên tổ chức sinh hoạt, nâng cao kiến thức về dân số, SKSS cho chị em phụ nữ địa phương. Trong chuyên môn, hai năm gần đây 2010, 2011, Chi cục Dân số-KHHGĐ cũng phối hợp với Thanh tra Sở Y tế tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chẩn đoán xác định giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Năm 2011 đã kiểm tra tại 36 cơ sở, ban đầu chưa phát hiện việc sàng lọc lựa chọn giới tính thai nhi.
Tuy nhiên, các yếu tố dẫn đến mất cân bằng giới tính vẫn còn nhiều tiềm ẩn và chưa có dấu hiệu được cải thiện nếu chúng ta không triển khai tích cực các hoạt động tác động đến vấn đề này. "Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, đã đến lúc chúng ta cần hành động", đó là thông điệp chính đã được khởi động tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Với mô hình "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh", theo kế hoạch sẽ tiếp tục được mở rộng triển khai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình vào thời gian tới.
Trần Thu Hương
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng