Chuyên gia Nhật Bản tắm sông Tô Lịch sau xử lý
Chuyên gia Nhật Bản, TS Kubo Jun tắm dưới sông Tô Lịch để chứng minh hiệu quả của việc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch
16h chiều 8-8, tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản, đông đảo người dân và các cơ quan báo chí đã chứng kiến chuyên gia Nhật Bản ngụp lặn dưới sông Tô Lịch.
TS Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, đã ngâm mình dưới bể nước đạt tiêu chuẩn sau khi xử lý bằng công nghệ. Ông dùng nước giội lên đầu và ngụp lặn dưới nước để chứng minh độ an toàn của nguồn ngước sau khi đã được xử lý.
Sau khi lên bờ, ông Kubo Jun chia sẻ: "Nguồn nước đã qua xử lý không còn mùi hôi, kể cả khi tôi ngụp lặn xuống dưới nước và giội nước lên đầu cũng không thấy mùi gì bất thường. Tôi thấy nước trong bể cũng giống như những bể bơi thông thường khác".
Chuyên gia Nhật Bản ngâm mình trong bể nước đã qua xử lý.
Ông Nguyễn Văn Thế (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ khi chứng kiến cảnh chuyên gia ngụp lặn dưới sông Tô Lịch.
"Quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ nước trong bể sạch hơn nước sông rất nhiều. Nhưng về chất lượng nước thì tôi vẫn không tin là nước đã sạch. Tôi không nghĩ rằng có thể giội nước của con sông 'chết' này lên đầu, thậm chí còn ngụp sâu dưới nước. Hi vọng với công nghệ xử lý này sẽ cứu được con sông", ông Thế nói.
Mẫu nước được lấy dưới bể đã qua xử lý nhìn bằng mắt thường khó nghĩ rằng đây chính là nước sông Tô Lịch.
Khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể:
Thứ nhất là bể yếm khí, dùng để đặt tấm Bioreator kích hoạt các vi sinh vật kị khí.
Bể thứ hai là bể hiếu khí, dùng để đặt máy sục khí Nano kích hoạt vi sinh vật hiếu khí.
Bể thứ ba là bể bùn hữu cơ phân hủy, các bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại.
Cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng tắm rửa được.
Chuyên gia Nhật Bản ngụp lặn dưới nước để chứng minh độ an toàn của nguồn ngước sau khi đã được xử lý.
Trước đó, chương trình thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã chính thức được khởi động từ tháng 5-2019. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Theo tuoitre.vn
Tin cùng chuyên mục
- Để chính sách năng lượng thúc đẩy phát triển giao thông xanh 18.02.2025 | 13:31 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới