Đảng là niềm tin, tự hào của dân tộc Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Tòng tâm sự, suốt 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng luôn là hơi thở và mạch sống của nhân dân, Đảng được lòng dân đồng tình hưởng ứng đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và có nhiều đóng góp xứng đáng vào phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
Qua nhiều thế hệ, phong trào Việt kiều Pháp có nhiều tên gọi, nhiều thăng trầm, lúc công khai, lúc âm thầm và suốt lịch sử vẫn giữ một lòng: Gắn bó với Đảng và dân tộc. 90 năm qua, Đảng để lại những dấu mốc lịch sử, mở ra thời kỳ huy hoàng cho dân tộc Việt Nam để chúng ta tự hào với bè bạn năm châu.
Nhìn lại lịch sử, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta) đã rời Bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville với tên gọi Văn Ba, ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giành độc lập tự do cho dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp và cùng với các nhân vật yêu nước đã sáng lập Nhóm người An Nam yêu nước và hiện nay là Hội Người Việt Nam tại Pháp suốt một thế kỷ vẫn cùng một con đường với Đảng và Nhà nước. Viêt kiều tại Pháp là một nguồn nội lực dân tộc tại nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc, Đảng và Nhà nước nằm trong trái tim của Việt kiều Pháp.
Nguyễn Ái Quốc đã gieo hạt giống cách mạng và tinh thần yêu nước khắp bốn phương, đặc biệt là ở Pháp, nơi có thời gian dài Nguyễn Ái Quốc hoạt động Cách mạng để chuẩn bị thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 25 đến 30-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Kết thúc Đại hội ngày 30-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam và cũng để chuẩn bị tư tưởng thành lập Đảng Cộng sản Viêt Nam.
Dân tộc ta, trong đó có Việt kiều tại Pháp, không chỉ tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, mà chính Đảng và Bác Hồ đã tiếp thêm sức mạnh, nguồn sống, niềm tin để cả dân tộc Việt Nam và tinh thần yêu nước tha thiết để Việt kiều Pháp tham gia và tiếp tục bước vào cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất, bất chấp mọi gian khổ hy sinh của nhân dân ta mà chúng ta có được như ngày hôm nay đó một đất nước hòa bình, đang phát triển thịnh vượng.
Kể từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống Việt kiều và để chứng tỏ sự quang tâm ấy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36 vào ngày 26-3-2004. Nghị quyết 36 đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo bà con kiều bào ở nước ngoài. Với nghị quyết này, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Kiều bào Pháp trước và sau khi có Nghị quyết 36 vẫn luôn gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, luôn một lòng hướng về Tổ quốc, luôn tràn đầy tâm huyết và tình cảm dành cho quê hương.
Dấu mốc lịch sử một thế kỷ, Hội người Việt Nam tại Pháp, tiền thân là Nhóm Người An Nam yêu nước do Bác Hồ sáng lập năm 1919, đã thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức Việt kiều đã trở về giúp đất nước, nhiều hội đoàn như: Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Y Khoa, Hội Khoa học Xã hội, Hội Công nhân lao động tại Pháp và Hội Thương gia (thành viên của Hội người Việt Nam tại Pháp), đều hướng về đất nước, góp phần xây dựng đất nước bằng nhiều hình thức và và luôn đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau. Khi có thiên tai, lũ lut tại quê nhà, Kiều bào tại Pháp lại cùng nhau giúp đỡ bà con bên nhà với tinh thần "lá lành dùm lá rách". Nhiều dự án hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây cất trường, trạm y tế và cung cấp thiết bị dụng cụ y tế cho vùng sâu vùng xa, xây cầu, đường và xử lý nước ngọt cho vùng bị nhiễm mặn ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án khoa học thiết thực góp phần xây dựng đất nước.
Theo: nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả 05.11.2024 | 14:15 PM
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm 30.10.2024 | 15:58 PM
- Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo 30.09.2024 | 17:56 PM
- Nhiều giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền đại hội Đảng các cấp 28.09.2024 | 18:29 PM
- Thành phố: Phổ biến Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị cho đội ngũ báo cáo viên 24.07.2024 | 16:49 PM
- Thành phố: Tổng giá trị sản xuất tăng 5,7% 09.07.2024 | 16:10 PM
- Khai giảng lớp thứ nhất bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV 09.07.2024 | 09:02 AM
- Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới 04.07.2024 | 08:58 AM
- Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác định giá tài sản 02.07.2024 | 17:14 PM
- Đảng ủy Công an tỉnh: Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng 06.06.2024 | 17:45 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026