Trên 16,3 triệu người mắc COVID-19 toàn cầu, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất thế giới
Chỉ trong vòng 3 ngày, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã tăng thêm 1 triệu ca và hiện tại, hơn 50% tổng số người nhiễm bệnh được ghi nhận tại châu Mỹ và khu vực Caribe. Ba nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
Tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại Mỹ đã lên tới trên 4,3 triệu người, trong khi số ca tử vong cũng tăng lên hơn 149.700 trường hợp. Sau khi có dấu hiệu giảm trong giai đoạn cuối mùa xuân, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ lại tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt ở các bang phía Nam và phía Tây như California, Texas, Alabama và Florida.
Trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận trên 46.500 ca nhiễm mới. Giới khoa học nhận định, khoảng 3 - 4 tuần sau khi tỷ lệ lây nhiễm tăng, tỷ lệ tử vong cũng sẽ bắt đầu tăng. Trên thực tế, số ca tử vong trong ngày tại Mỹ liên tục vượt mức 1.000 ca trong những ngày gần đây.
Số người mắc COVID-19 tại Mỹ đã lên tới trên 4,3 triệu ca. (Ảnh: AP)
Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề sau Mỹ là Brazil đã ghi nhận hơn 2,4 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 87.000 người đã tử vong. Số ca nhiễm mới trong ngày tại Brazil đã giảm hơn với trên 22.000 trường hợp.
Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, ngày 26/7, nước này đã ghi nhận thêm hơn 50.500 ca bệnh mới, đưa tổng số ca nhiễm đến nay lên hơn 1,4 triệu người, trong đó hơn 32.800 trường hợp đã tử vong. Như vậy, Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định, dịch COVID-19 tại nước này sẽ còn kéo dài. Ông Modi cho biết, mặc dù tỷ lệ hồi phục của các bệnh nhân COVID-19 cao hơn so với nhiều quốc gia khác và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhưng tại nhiều nơi, virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan rất nhanh và mọi người cần phải cảnh giác cao độ.
Xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Từ ngày 1/7, Peru chấm dứt biện pháp phong tỏa toàn quốc và bước vào giai đoạn nới lỏng từng bước nhằm khôi phục các hoạt động xã hội và tái khởi động nền kinh tế. Tổng thống Peru Martin Vizcarra trước đó khẳng định, Chính phủ nước này đã chuẩn bị sẵn mọi phương án để đối phó nếu COVID-19 bùng phát trở lại, thậm chí là tái ban bố lệnh phong tỏa khi diễn biến xấu đi. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Peru là gần 380.000 trường hợp, trong đó trên 18.000 người đã tử vong.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết, ngày 26/7, nước này đã ghi nhận số ca mắc mới giảm xuống dưới 60 ca, một ngày sau khi thông báo số ca mắc trong ngày cao nhất trong gần 4 tháng. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc là trên 14.000 người, trong đó 298 trường hợp đã tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết, nước này sẽ thúc đẩy việc sửa đổi luật để bệnh nhân người nước ngoài mắc COVID-19 phải trả chi phí điều trị trong bối cảnh số lượng người nước ngoài nhiễm bệnh mới tăng đột biến. Ông Chung đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc họp về COVID-19 của Chính phủ Hàn Quốc, lưu ý việc số bệnh nhân nước ngoài tăng nhanh trong số các ca nhập cảnh có thể làm căng thẳng hệ thống y tế nước này.
Triều Tiên đã áp dụng biện pháp phong tỏa thành phố biên giới Keasong sau khi phát hiện ca nghi nhiễm đầu tiên. Nếu được xác nhận, đây sẽ là ca bệnh COVID-19 đầu tiên được báo cáo chính thức tại Triều Tiên. Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp khẩn để triển khai "một hệ thống khẩn cấp và cảnh báo ở cấp độ cao nhất" nhằm khống chế dịch bệnh với nhận định rằng "có thể nói loại virus nguy hiểm đã xâm nhập" vào quốc gia này. Theo KCNA, ca nghi nhiễm là một người vượt biên trái phép từ Hàn Quốc để trở về quốc gia này hôm 19/7. Bệnh nhân và những người từng tiếp xúc đang được cách ly nghiêm ngặt.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo đã ghi nhận thêm 46 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng hơn 83.800 người lây nhiễm virus SARS-CoV-2, trên 4.600 trường hợp không qua khỏi.
Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc đeo khẩu trang phòng COVID-19. (Ảnh: AP)
Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đã thông báo siết chặt các quy định miễn cách ly khi vùng lãnh thổ này ghi nhận thêm 128 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại đây lên hơn 2.600 bệnh nhân, trong đó có 18 người tử vong.
Tại Đông Nam Á, Indonesia có thêm gần 1.500 ca nhiễm mới và 67 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 98.700 ca và trên 4.700 trường hợp tử vong.
Philippines ghi nhận thêm hơn 2.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên trên 80.400 ca và gần 2.000 người tử vong.
Singapore ghi nhận thêm 481 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại đây lên hơn 50.300 người. Đến nay, Singapore đã có 27 trường hợp tử vong vì COVID-19.
Tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã chấp thuận đề xuất của Bộ Y tế nước này tạm thời đình chỉ các chuyến bay từ Indonesia và Malaysia từ ngày 1/8 cho đến khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại 2 quốc gia kể trên giảm bớt.
Tại châu Âu, ngày 26/7, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ sự ủng hộ quyết định của Chính phủ nước này về việc áp dụng lệnh cách ly 14 ngày với các du khách tới từ Tây Ban Nha, vốn đang gây ra sự hoang mang và giận dữ từ nhiều du khách. Việc Chính phủ Anh đưa Tây Ban Nha ra khỏi danh sách các nước an toàn về dịch bệnh COVID-19 đã được công bố vào tối 25/7 và có hiệu lực ngay lập tức chỉ vài giờ sau đó, khiến nhiều du khách không kịp ứng phó. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Raab cho rằng, đây là một quyết định kịp thời nhằm đối phó trước số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh trở lại ở Tây Ban Nha.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha khẳng định, tình hình dịch COVID-19 tại nước này vẫn đang trong kiểm soát, bất chấp số ca nhiễm mới tăng trong thời gian qua. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 với hơn 319.500 ca nhiễm và trên 28.400 trường hợp tử vong.
Ngày 26/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 mới. Ca bệnh số 418 và 420 ở thành phố Đà Nẵng và ca bệnh số 419 tại tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, Việt Nam hiện có 420 ca bệnh. Trong đó, 2 nam bệnh nhân số 416 và 418 diễn biến sức khỏe nặng kèm theo bệnh lí nền.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thái Thụy khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025 20.11.2024 | 18:43 PM
- Đảng ủy Quân sự tỉnh quán triệt các văn bản về đại hội đảng các cấp 20.11.2024 | 18:44 PM
- HĐND huyện Vũ Thư khóa XX: Tổ chức kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 20.11.2024 | 18:44 PM
- Đồng chí Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng 20.11.2024 | 17:18 PM
- Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển tỉnh Thái Bình 20.11.2024 | 17:04 PM
- Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20.11.2024 | 17:04 PM
- Từ hôm nay, ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền 20.11.2024 | 16:30 PM
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công địa phương 20.11.2024 | 16:30 PM
- Tiền Hải: 150 học viên hoàn thành tập huấn về văn hóa, thể thao 20.11.2024 | 16:26 PM
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám 20.11.2024 | 16:29 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất