135 người thiệt mạng, hơn 5.000 người bị thương, Lebanon ban bố tình trạng khẩn cấp
Đường xá và xe cộ hư hại nặng sau vụ nổ. Ảnh: CNN
Chính phủ cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ trao toàn quyền quản lý an ninh cho quân đội. Chính phủ cũng phê chuẩn khoản chi bổ sung khoảng 66 triệu USD để giải quyết khủng hoảng.
Trước đó, chính quyền đã yêu cầu quản thúc tại gia đối với tất cả những người tổ chức lưu kho amoni nitrat, giám sát nhà kho và an ninh tại cảng Beirut từ năm 2014, để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân dẫn tới việc 2.750 tấn amoni nitrat được lưu kho ở cảng trong nhiều năm liền. Động thái trên được đưa ra sau khi có tin đồn rằng nguyên nhân vụ nổ kinh hoàng trên là do bất cẩn.
Cảng Beirut trước và sau vụ nổ thảm khốc ở Lebanon qua ảnh vệ tinh
Hình ảnh vệ tinh của cảng Beirut vài ngày trước khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: AP
Ngày 5/8, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos đã chia sẻ lên mạng xã hội Twitter những bức ảnh vệ tinh trước và sau khi cảng Beirut bị tàn phá hoàn toàn do vụ nổ kinh hoàng ngày 4/8 gây ra.
Bức ảnh đầu tiên, được chụp vào tháng 11/2019, cho thấy hàng loạt nhà kho lớn trên bờ sông của thủ đô Beirut. Các tòa nhà dày đặc đổ dài về phía biển, với hàng loạt con phố chật hẹp chạy giữa các trục chính của thành phố. Trong bức ảnh mới gây sốc, hầu như không còn dấu vết nào về các nhà kho và chúng gần như bốc hơi khỏi mặt đất.
Tác động bi thảm của vụ nổ ngày 4/8 sẽ đè nặng thêm áp lực với nền kinh tế vốn đã bị tàn phá của Lebanon. Cảng Beirut là nơi chứa hàng lớn nhất và lưu trữ tận 80% lượng hàng nhập khẩu của Lebanon, theo tạp chí Time (Mỹ). Về cơ bản, cảng Beirut là thứ duy nhất vẫn còn giữ cho nền kinh tế của Lebanon tiếp tục duy trì.
Cảng Beirut và các khu vực lân cận trong vòng bán kính 10 km bị phá hủy hoàn toàn sau vụ nổ. Ảnh: AP
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cho biết, 2.750 tấn amoni nitrat, thường được sử dụng làm phân bón nông nghiệp đã được lưu trữ tại một nhà kho ở cảng Beirut trong vòng 6 năm, gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân.
Lebanon hiện đang rơi vào tình trạng bất ổn và bên bờ vực sụp đổ. Tỉ lệ nghèo đói gia tăng nhanh chóng, cộng với các gánh nặng y tế do đại dịch COVID-19 gây ra có thể sẽ khiến nền kinh tế nước này đi vào ngõ cụt.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Xây dựng, thiết kế luật pháp, cơ chế, chính sách bảo đảm phù hợp, linh hoạt, hiệu quả 18.04.2025 | 10:52 AM
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương Việt Nam-Pháp 18.04.2025 | 10:43 AM
- 4 quốc gia sẽ tạo nên đại tiệc 3D Mapping “Sắc màu thành phố Bác” 18.04.2025 | 11:57 AM
- Giá vàng chạm mức cao chưa từng thấy 120 triệu đồng/lượng 18.04.2025 | 10:34 AM
- Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động triển khai phòng, chống sốt xuất huyết 18.04.2025 | 10:43 AM
- 'Công nghệ thay đổi cấp số nhân, Việt Nam phải nhanh hơn' 18.04.2025 | 11:58 AM
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả 18.04.2025 | 10:43 AM
- Chủ động phòng, chống bệnh dại 18.04.2025 | 10:44 AM
- AI là lời giải để nông nghiệp 'xanh và thông minh' 18.04.2025 | 11:47 AM
- Lính cựu tỏa sáng trên mặt trận kinh tế 18.04.2025 | 10:45 AM
Xem tin theo ngày
-
Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII