Hội Nông dân tỉnh Thái Bình: Phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước trên chặng đường đổi mới
Tại Thái Bình, giai cấp nông dân nói chung, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình nói riêng thực sự trở thành trung tâm, nòng cốt trong thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang
Trải qua 90 năm trưởng thành và phát triển, giai cấp nông dân Thái Bình trong các giai đoạn lịch sử đã nêu cao tinh thần cách mạng, một lòng theo Đảng, ra sức thi đua lao động sản xuất, viết nên “Bài ca năm tấn” góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng vĩ đại “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Từ phong trào khởi nghĩa của nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà và nông dân Tiền Hải những năm 30 của thế kỷ trước, giai cấp nông dân Thái Bình từng bước trưởng thành về mọi mặt. Tổ chức hội ngày càng được củng cố, phát triển, thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nông dân. Người nông dân không chỉ sản xuất giỏi mà còn chiến đấu giỏi, là lực lượng hùng hậu, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, các phong trào như: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay súng”, phong trào thủy lợi luôn có sự hưởng ứng, tham gia tích cực, chủ lực của nông dân và đã trở thành cao trào quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm trên mọi lĩnh vực. Chỉ tính trong giai đoạn 1965 - 1974, nông dân Thái Bình đã đóng góp cho Nhà nước hơn 1 triệu tấn thóc. Mức đóng góp của nông dân Thái Bình ngày một cao, từ 80.760 tấn lương thực năm 1965 tăng lên 101.758 tấn lương thực vào năm 1967. Chính sự đóng góp tích cực của nông dân Thái Bình đã góp phần củng cố hậu phương vững chắc, tạo đà thắng lợi cho quân đội ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Vững bước trên chặng đường đổi mới
Với 10 kỳ đại hội đã qua, những đóng góp vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước của nông dân Thái Bình càng được khẳng định. Các cấp hội nông dân trong tỉnh đã thực sự trở thành tổ chức hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hội viên và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nông dân. Với phương châm hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức hội cơ sở là nền tảng, xây dựng chi hội là địa bàn hành động, là cầu nối giữa tổ chức hội với hội viên, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã tập trung xây dựng các mô hình hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên, rà soát, coi trọng số lượng, chất lượng hội viên ở từng chi, tổ, hội, tăng cường kết nạp hội viên mới. Đến nay, sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh có 253 cơ sở hội, 1.695 chi hội, 1.807 tổ hội với 305.694 hội viên tham gia sinh hoạt hội, chiếm gần 80% số hộ nông dân.
Mô hình sản xuất chiếu truyền thống của anh Nguyễn Văn Thân, xã An Vũ (Quỳnh Phụ) cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Tổ chức hội xác định lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm để tổ chức, tập hợp hội viên nông dân thông qua các loại hình tổ chức kinh tế, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường; tổ chức các hình thức chuyển giao kiến thức và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, mở lớp tập huấn kỹ thuật, trình diễn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm, tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
Trong 5 năm 2015 - 2020, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thực sự đi vào cuộc sống, tạo khí thế sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần vượt khó vươn lên của nông dân trong tỉnh. Toàn tỉnh có 1.471.703 lượt hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 83,13% tổng số hội viên nông dân; qua bình xét, suy tôn có 1.105.750 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (đạt 75,1% so với tổng số hộ đăng ký). Giúp đỡ hội viên về nguồn vốn, Hội Nông dân tỉnh đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội 1.098 tỷ đồng cho 35.711 hộ vay, với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.987 tỷ đồng cho 27.764 hộ vay. Quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên vay tổng số tiền 29,034 tỷ đồng, trong đó của Trung ương Hội 13,6 tỷ đồng đầu tư 32 mô hình cho 369 hộ vay, Hội Nông dân tỉnh quản lý 9 tỷ đồng cho vay 25 mô hình với 272 hộ vay, còn lại 8 huyện, thành phố quản lý hơn 4 tỷ đồng cho vay 20 dự án với 966 hộ vay. Bình quân mỗi năm các cấp hội đã phối hợp tổ chức gần 3.000 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 250.000 lượt nông dân. Từ những việc làm cụ thể, thiết thực đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức hội, tạo được niềm tin và thu hút đông đảo hội viên tham gia, góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong xây dựng nông thôn mới, các cấp hội nông dân trong tỉnh từng bước khẳng định vai trò trung tâm, nòng cốt, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới” bằng các hoạt động cụ thể như: Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chương trình, mục tiêu, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; vận động cán bộ, hội viên hiến hàng triệu mét vuông đất và đóng góp trên 2.000 tỷ đồng, gần 2 triệu ngày công lao động để tham gia xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thành lập và duy trì các tổ vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, tham gia xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp; tập trung xây dựng tổ chức hội cơ sở vững mạnh. Các cấp hội đã tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, trong những năm qua, với những cống hiến của lớp lớp thế hệ nông dân trên địa bàn tỉnh đã góp phần đưa Thái Bình trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Quỹ hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân tỉnh quản lý giúp nhiều hội viên, nông dân phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Hữu Đích, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hưng Hà Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội nông dân là giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Những năm qua, Hội Nông dân huyện Hưng Hà đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng mô hình sản xuất cho hiệu quả cao như: chăn nuôi bò, nuôi cá rô đồng, dệt may, phát triển nghề và làng nghề... Bên cạnh đó, tổ chức hội đã tín chấp giúp hội viên vay vốn của các tổ chức tín dụng, tiếp cận nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của hội viên, giúp hội viên nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiền Hải Để hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, những năm qua, tổ chức hội nông dân đã tổ chức nhiều chương trình phối hợp mang lại lợi ích thiết thực. Đã có hàng nghìn lượt hội viên, nông dân tham gia các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tổ chức hội đã phát động tới 100% hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính từ các chương trình phối hợp trên đã góp phần giúp tổ chức hội ở nhiều địa phương xây dựng được các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh; khai thác tiềm năng, lợi thế về nguồn vốn, đất đai, lao động và điều kiện cụ thể của địa phương. Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo bước đột phá trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Ông Nguyễn Phú Huynh, xã Châu Sơn, huyện Quỳnh Phụ Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tôi cải tạo 2ha đất trồng nhiều cây ăn quả, nuôi gà, lợn, cá theo tiêu chuẩn VietGAP, sau khi trừ chi phí mô hình của tôi thu về hơn 500 triệu đồng/năm. Thành công lớn nhất của mô hình chính là việc trang trại đã cung ứng được thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng ở Hà Nội. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng hết sức khó tiếp cận, chính vì thế kinh nghiệm rút ra là phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các loại chất kích thích, thuốc hóa học trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, tôi cũng tổ chức cho các hộ gia đình tham quan kết hợp du lịch sinh thái tại trang trại, giới thiệu nông sản sạch, từ đó có được niềm tin và uy tín với khách hàng. Tôi mong muốn tổ chức hội nông dân hỗ trợ hội viên, nông dân về vốn, giống để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất. Tiến Đạt |
Nguyễn Văn Hòa
(Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024: “Hà Nội kết nối năm châu” 29.11.2024 | 15:12 PM
- 30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 29.11.2024 | 15:16 PM
- Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 (được kiện toàn sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 28/11/2024) 29.11.2024 | 15:31 PM
- Công an huyện Thái Thụy bắt đối tượng cướp tiệm vàng 29.11.2024 | 15:17 PM
- Kết nối cung cầu và trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu của các HTX, Liên hiệp HTX tại Thái Bình 29.11.2024 | 15:18 PM
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững 29.11.2024 | 15:19 PM
- TechX đạt chứng nhận năng lực tư vấn giải pháp phân tích dữ liệu 29.11.2024 | 14:38 PM
- Mạng xã hội tại Việt Nam phải công khai cách phân phối nội dung 29.11.2024 | 14:37 PM
- Hơn trăm giải pháp công nghệ cao trình diễn tại Techmart TP HCM 29.11.2024 | 14:38 PM
- Hội thảo nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em - những vấn đề mới nổi 29.11.2024 | 14:39 PM
Xem tin theo ngày
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam