Việt Nam đứng đầu trong số 4 nền xuất khẩu hiếm hoi vượt đại dịch
Nghiên cứu mới của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad) đã đánh giá tác động phân cực mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với sự phục hồi thương mại toàn cầu và đưa ra nhận định trên.
Theo đó, Việt Nam là quốc gia có xuất khẩu tăng 10,9% trong quý III so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Ngoài Việt Nam, báo cáo của Unctad cũng cho thấy Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng là những nền kinh tế thương mại phục hồi mạnh mẽ, đều tăng trưởng mạnh trong quý III. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,8% trong quý III/2020, dù là nơi đầu tiên ghi nhận dịch bệnh bùng phát. Ở Đài Loan, xuất khẩu tăng 6,4% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, 3 quốc gia và vùng lãnh thổ này đều nằm trong số những nền kinh tế hiếm hoi đã sớm kiểm soát được COVID-19. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia còn lại trong nhóm 4 quốc gia duy nhất cho thấy sự phục hồi xuất khẩu, mặc dù con số này chỉ là 0,7%.
Tăng trưởng của các nền kinh tế thương mại thế giới trong quý III/2020. (Ảnh: Unctad)
Trái lại, nhiều nền kinh tế lớn vẫn đang phải chứng kiến số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng, cản trở việc khởi động lại nền kinh tế thương mại. Điển hình, xuất khẩu từ Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn giảm từ 11,6 - 9,7% trong quý III/2020.
Các nhà kinh tế cũng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia nghèo hơn và giàu hơn về khả năng phục hồi kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các mặt hàng y tế được trao đổi.
Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019 vào tháng 7/2020, con số này ở các quốc gia phát triển lên đến 22%. Điều này cho thấy bản chất cấu trúc của chuỗi giá trị, khi các quốc gia nghèo hơn thường sản xuất những thứ được tiêu thụ ở các quốc gia giàu hơn.
Mặc dù trong COVID-19, nền kinh tế thương mại của các quốc gia giàu có hơn còn tỏ ra chậm chạp, các nước này lại có khả năng tiếp cận mặt hàng y tế thiết yếu gấp "100 lần" các nước nghèo hơn, tính theo đầu người.
Các nhà phân tích của Unctad nói thêm rằng, sự mất cân bằng này sẽ cản trở sự phục hồi toàn cầu hậu đại dịch và đe dọa đến việc phân phối cân bằng các loại vaccine trong tương lai.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Lan tỏa phong trào thi đua trong ngành giáo dục 19.11.2024 | 22:52 PM
- Thụy Thanh: Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới nâng cao 19.11.2024 | 22:53 PM
- Trung tâm Chính trị huyện Hưng Hà: Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy 19.11.2024 | 22:58 PM
- Philippines: Sông Cagayan vỡ bờ, lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà 19.11.2024 | 22:54 PM
- Thái Thụy: Triển khai cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng (CT08) 19.11.2024 | 22:56 PM
- Thái Thụy: Phấn đấu gieo cấy trên 11.400ha lúa vụ xuân năm 2025 19.11.2024 | 22:58 PM
- Áo dài xứ Huế 19.11.2024 | 16:52 PM
- Liên hợp quốc nối lại các chuyến bay nhân đạo tại Haiti 19.11.2024 | 16:53 PM
- Siêu máy tính Frontier bị soán ngôi mạnh nhất thế giới 19.11.2024 | 16:36 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ