Tiêm vaccine ngừa Covid-19 góp phần đẩy lùi đại dịch
Phản ứng sau tiêm vaccine của AstraZeneca là phản ứng bình thường
Thông cáo nêu rõ đại dịch COVID-19 đã lây lan và bùng phát mạnh tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tính đến ngày 13/4/2021 đã có hơn 137,3 triệu người mắc và 2,95 triệu người tử vong, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, giáo dục, kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu.
Để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa tích cực như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách an toàn thì việc sử dụng vaccine phòng ngừa chủ động càng ngày càng trở nên cấp bách.
Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá hiện nay về hiệu quả, tính an toàn của vaccine phòng COVID-19, WHO khuyến cáo tiêm chủng là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch. Các nước cần đẩy mạnh triển khai tiêm chủng để tăng tỉ lệ miễn dịch phòng COVID-19 trong cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, đặc biệt là với sự xuất hiện và lây nhiễm mạnh của các biến chủng virrus SARS-CoV-2, độ bao phủ hiệu quả của vaccine phải đạt tới 75% dân số thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và được WHO chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp từ ngày 15/2/2021.
WHO khuyến cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm vaccine của AstraZeneca là phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình đáp ứng miễn dịch sau tiêm. Trường hợp xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối tĩnh mạch có liên quan đến tiêm vaccine của AstraZeneca là rất hiếm gặp, trong khi lợi ích của việc tiêm vaccine mang lại trong việc bảo vệ mỗi cá nhân và cả cộng đồng trước COVID-19 lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro rất hiếm gặp nói trên.
Việc tiêm vaccine tại Việt Nam
Xác định hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 cùng với tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch tích cực, ngay từ giữa năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát và các nước tiến hành nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh, Bộ Y tế Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine trên thế giới để sớm nhập khẩu vắc xin về sử dụng trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các nhà sản xuất trong nước khẩn trương tiến hành nghiên cứu, sản xuất vaccine để chủ động nguồn cung.
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ, sau hơn 1 tháng, Việt Nam thực hiện tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho hơn 70.000 người là các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố, bảo đảm an toàn tối đa theo phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó”.
Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Theo đó, các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
Trong đợt tiêm đầu tiên này, hệ thống giám sát của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm và tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị; khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm và đã được xử trí đúng theo quy định. Sức khỏe của những người này đều đã ổn định sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm vaccine.
Khuyến cáo
Do các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong tình huống khấn cấp nên khi triển khai tiêm chủng đại trà trên nhiều nhóm đối tượng, địa bàn rộng lớn, có thể xuất hiện nhiều trường hợp có phản ứng thông thường sau khi tiêm; thậm chí sẽ có một số rất ít các trường hợp xuất hiện phản ứng quá mẫn nặng hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng như các loại vaccine khác đều có thể gây ra các phản ứng sau tiêm ở các mức độ khác nhau. Do vậy, Bộ Y tế, WHO, UNICEF sẽ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên xác thực và cung cấp đầy đủ các thông tin khoa học, chính xác về hiệu quả, tính an toàn của vaccine phòng COVID-19, sự liên quan giữa vaccine và những phản ứng nặng sau tiêm chủng, nhất là những trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu và huyết khối sau tiêm; cung cấp các khuyến cáo đến người dân và cộng đồng; thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm người dân Việt Nam được tiêm chủng an toàn, góp phần vào thành công của cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Người dân tích cực, chủ động thực hiện các khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn về tiêm vaccine và tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử “SSKDT” trên IOS/Android để quản lý khi được tiêm chủng.
Khi đến lượt mình được tiêm, hãy đăng ký với các cơ sở tiêm chủng của địa phương để được tiêm chủng, theo dõi sức khoẻ và thông tin kịp thời cho nhân viên y tế về các phản ứng sau tiêm.
Đại dịch COVID-19 đã cho thấy không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. Hiện nay, dịch đang bùng phát ở các nước láng giềng, vì vậy chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để Việt Nam không bị rơi vào tình trạng phong tỏa như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nông dân Vũ Thư trông chờ vào vụ hoa tết 20.11.2024 | 11:11 AM
- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Santo Domingo bắt đầu thăm chính thức CH Dominica 20.11.2024 | 11:11 AM
- Vòng loại World Cup 2026: Indonesia giành chiến thắng lịch sử trước Saudi Arabia 20.11.2024 | 11:12 AM
- Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương 20.11.2024 | 12:28 PM
- 52 sinh viên Việt Nam nhận học bổng đi du học của Chính phủ Australia 20.11.2024 | 12:27 PM
- 4 hoạt động trong tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2024 20.11.2024 | 10:05 AM
- VinBigdata vào top 10 thế giới công nghệ nhận diện khuôn mặt 20.11.2024 | 10:05 AM
- Giá vàng hôm nay 20/11: Tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp, vàng đắt nhất 1 tuần 20.11.2024 | 10:05 AM
- Ngọt thơm bún cá dọc mùng kiểu Bắc 20.11.2024 | 10:05 AM
- Agoda tiết lộ Đà Lạt là điểm đến giá rẻ hàng đầu dịp cuối năm 20.11.2024 | 09:46 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ