Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất trồng trọt đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật chất, công lao động và bảo vệ được môi trường sinh thái. Thời gian qua, nhiều tiến bộ KHCN được đưa vào ứng dụng rộng rãi như các tiến bộ về giống cây trồng, chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch, công nghệ khí canh, công nghệ sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính...
Đông Hưng là một trong những huyện đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu.
Ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Phú Lương cho biết: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất nông nghiệp, từ vụ mùa năm 2014, phương pháp cấy hiệu ứng hàng biên được chúng tôi ứng dụng, sau nhiều vụ khảo nghiệm đều cho năng suất rất cao, được lựa chọn làm điểm để các địa phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập. Ngoài những diện tích mà HTX quy hoạch thì bà con còn mở rộng đưa tổng diện tích lúa cấy theo phương pháp này lên tới trên 100ha mỗi vụ.
Không chỉ ở Phú Lương, nhiều địa phương trong huyện đã áp dụng theo phương pháp này bởi ngoài việc tiện chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, năng suất cao, mô hình còn rất thích hợp cho sản xuất cây màu vụ đông, đặc biệt đối với cây ưa ấm bởi có thể gối vụ bằng cách đặt bầu vào hàng biên khi lúa chưa được thu hoạch.
Cùng với hàng rộng, hàng hẹp, canh tác lúa theo SRI (canh tác lúa cải tiến: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa, quản lý nước, làm cỏ sục bùn, bón phân hữu cơ) cũng được nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng. Đặc biệt, năm 2017, dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính được triển khai trên địa bàn tỉnh với 11 đơn vị tham gia. Các công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện qua đó góp phần từng bước chuyển biến nhận thức của nông dân, thay đổi tập quán canh tác cũ, góp phần tạo nền sản xuất nông nghiệp sạch.
Việc sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ, sử dụng các loại phân bón chứa vi sinh vật hữu hiệu, NPK tổng hợp đa yếu tố theo hướng thâm canh tổng hợp, sản xuất an toàn... đã được nông dân nhiều xã áp dụng như: Vân Trường, Tây Ninh (Tiền Hải), Đông Hải (Quỳnh Phụ), Bình Định (Kiến Xương)... Hướng tới đồng bộ trong cơ giới hóa, những năm gần đây, diện tích sử dụng máy cấy đang tăng dần, năm 2017, diện tích cấy bằng máy sử dụng mạ khay đạt 2.878ha, vụ xuân năm 2018 đạt 1.233ha, mang lại hiệu quả tốt cho sản xuất, đặc biệt khi gặp thời tiết bất thuận.
Trong sản xuất rau màu, Thái Bình đã áp dụng thành công công nghệ nhân giống khoai tây sạch bệnh từ nuôi cấy mô tế bào kết hợp khí canh, địa canh; mô hình sản xuất, cung ứng giống khoai tây siêu nguyên chủng cho các địa phương; mô hình ngắt ngọn từ nuôi cấy mô dâm bầu cung ứng cây con cho các địa phương để nhân giống siêu nguyên chủng tại một số xã: Vân Trường (Tiền Hải), Trọng Quan (Đông Hưng), Thái Giang (Thái Thụy); mô hình ngắt ngọn trồng cây trực tiếp trên nền giá thể, dâm cây trên giá thể nhỏ để trồng ngoài sản xuất bước đầu đạt kết quả tốt, mở ra hướng sản xuất cung ứng khối lượng lớn cây con cho các địa phương, hạn chế nhập nội, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Công tác khảo nghiệm đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận khi nhiều giống cây trồng mới được khảo nghiệm và sản xuất thử, bước đầu được đánh giá có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, được giới thiệu vào sản xuất đem lại hiệu quả tốt như giống lúa DT80, Lộc trời 153, Lộc trời 185, J02, QJ4; giống khoai tây Rosagold, Markies, Benlarosa; giống ngô VNUA 16, Vino 128, DT 668; giống lạc CP1 và một số giống rau màu phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như su hào, bắp cải chịu nhiệt, củ cải Hàn Quốc, một số giống khoai lang chất lượng cao…
Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất là giải pháp then chốt nhằm tạo đột phá trong việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích đất không thể mở rộng, năng suất một số cây trồng đạt ngưỡng chạm trần.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, các cánh đồng lớn, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao và công nghệ phù hợp có hiệu quả.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
- Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành 23.11.2024 | 17:03 PM
- Dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak ở đảo Cát Bà 23.11.2024 | 17:04 PM
- Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường 23.11.2024 | 17:04 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO 23.11.2024 | 17:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng