Chí sĩ Tượng Phong
Xưa, làng Nhất, xã Trình Phố, tổng An Bồi, huyện Chân Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải) có hai gò đất nổi lên được dân làng đặt tên là gò Cá (Ngư Phong) và gò Voi (Tượng Phong). Cuối thế kỷ XIX, trong làng xuất hiện nhiều bậc hiền tài, chí sĩ, trong đó có cha con Đình nguyên Hoàng giáp Ngô Quang Bích và chí sĩ Ngô Quang Đoan. Đình nguyên Hoàng giáp Ngô Quang Bích (1832 - 1890) chọn Ngư Phong làm tên hiệu còn người con cả Ngô Quang Đoan (1872 - 1945) dùng tên hiệu Tượng Phong để thể hiện tình cảm gắn bó thiêng liêng của mình với mảnh đất quê hương.
Nhắc đến chí sĩ Ngô Quang Đoan người ta liên tưởng ngay đến một nhà thơ và cũng bởi thơ của ông là cách để “tấm lòng biểu hiện ra lời nói”. Thơ ông thường bắt nguồn từ một tâm sự có thật: sự nghiệp cứu nước của người cha còn đang dang dở, bản thân ông thẹn chưa theo được sự nghiệp người xưa.
Là con cả của Đình nguyên Hoàng giáp, Tuần phủ Hưng Hóa, Lễ Bộ thượng thư, Hiệp biện Đại học sĩ, Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ đại thần Ngô Quang Bích (tức Nguyễn Quang Bích) người làng Nhất, xã Trình Phố, tổng An Bồi (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải), Ngô Quang Đoan tự là Chương Phủ, hiệu là Tượng Phong nối tiếng trong vùng về tài thơ văn, cưỡi ngựa, múa côn, chơi đàn… Ông có dung mạo giống cha mình là Ngô Quang Bích như đúc.
Sinh ra trong gia đình quan lại thanh liêm, Ngô Quang Đoan được cha rèn dũa, huấn thị tự tạo cuộc sống giản dị hòa đồng với nhân dân. Tuy là con trưởng quan đại thần của triều đình nhưng từ bé Ngô Quang Đoan cần cù, chịu khó, học hành siêng năng, chăm lo luyện tập võ thuật nên khi bước qua tuổi “thập lục” chàng trai Ngô Quang Đoan rắn rỏi, văn võ song toàn.
Chung cảnh ngộ mất nước, quê nghèo Trình Phố đã cho Ngô Quang Đoan thấm thía cảnh nước mất, nhà tan khi nước Việt ta lâm vào giai đoạn cuối cùng của tấn thảm kịch nhà Nguyễn suy tàn bán nước cho thực dân Pháp. Ngô Quang Đoan nung nấu một chí hướng đi theo con đường Cần Vương cứu nước mà người cha thân yêu của ông dựng cờ khởi nghĩa…
Năm 1890, lúc Ngô Quang Đoan vừa bước sang tuổi 18 thì nhận được tin sét đánh: cha ông, thủ lĩnh phong trào Cần Vương Ngô Quang Bích lâm trọng bệnh từ trần giữa miền rừng núi Yên Lập, căn cứ Tôn Sơn (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Ông lội bộ cả quãng đường dài từ làng Trình Phố lên Tôn Sơn lễ tế cha trước nấm mồ mới đắp. Bên chân núi, giữa rừng già khe sâu, Ngô Quang Đoan gặp gỡ các thuộc tướng trung thành của phong trào Cần Vương như Đề Kiều, Đốc Ngữ, Lãnh Vân, Lãnh Hoan, Lãnh Gáo, Đốc Đen… trước sự ra đi của người cha thân yêu các thuộc tướng của Ngô Quang Bích cũng mất đi vị chủ soái tài ba, lỗi lạc, họ chỉ còn trông chờ vào người con của cố thủ lĩnh là Ngô Quang Đoan có đủ tài trí tiếp tục giương cao ngọn cờ Cần Vương của người cha để lại, nhưng ông đã một mực khước từ và lấy lý do còn “trẻ người non dạ”, chỉ xin được sát cánh cùng các thuộc tướng tiếp tục sự nghiệp Cần Vương chống Pháp.
Từ khi người cha thân yêu mất đi, núi rừng Tây Bắc bỗng dưng trở thành quê hương thứ hai của ông, nơi gắn bó máu thịt với “binh nghiệp và doanh điền” của người cha để lại. Ngô Quang Đoan cùng các chiến hữu của phong trào hậu Cần Vương tiếp tục cuộc chiến chống thực dân Pháp. Vốn là thành viên của phong trào Đông Du, tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục và đã từng tháp tùng Phan Bội Châu sang Nhật, ông nhận với Đông Kinh Nghĩa Thục việc khẩn hoang, làm nông nghiệp để góp phần chấn hưng kinh tế, tích góp lương thực sẵn sàng chi viện cho các cuộc khởi nghĩa, điều mà Phan Bội Châu đã bàn bạc kỹ với Đông Kinh Nghĩa Thục. Đóng vai trò chủ đạo trong công việc khẩn hoang nơi rừng núi không hề thuận lợi này, Ngô Quang Đoan đã tách khỏi môi trường của Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, rời quê hương bản quán lên núi rừng, một mình chống chọi với sự khắc nghiệt của hoàn cảnh mưu cầu nghiệp lớn, người dân nơi đây quen gọi ông là “Độc tướng quân”.
Một yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục từ Hà Nội lên đồn điền của Ngô Quang Đoan chứng kiến cảnh khai hoang lập điền vô cùng khó khăn đã bỏ về Hà Nội, chuyện được yếu nhân chép lại: “…một trại nhỏ bằng lá được cất trên một bờ con sông. Điền tốt độ mươi người, người nào cũng đen thui và ở trần… mấy chục mẫu đất đang khai phá thành ruộng… cách trại độ năm trăm thước, tới một cái chòi bên cạnh hầm than. Không khí oi ả, hơi lửa lò bốc ra hừng hực… Đồn điền khai hoang được khoảng dăm chục mẫu, cây đốn xuống chật một nơi… Vì nước độc nên điền tốt ở miền xuôi lên, ở được ít tháng thì ngã nước, xin về nên rất khó kiếm nhân công. Trong trại không có một người đàn bà nào…”.
Những dòng ghi chép của yếu nhân Đông Kinh Nghĩa Thục sau chuyến thị sát tình hình đồn điền Yên Lập do Ngô Quang Đoan đảm nhiệm cho thấy ý chí và lòng quyết tâm của ông đối với cuộc kháng chiến chống Pháp là không gì lay chuyển được.
Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam đã viết về chí sĩ Ngô Quang Đoan: “Ngô Quang Đoan có khả năng mưu cầu phú quý một cách tương đối dễ dàng nhưng ông không màng tới điều đó. Ông mặc nhiên đón nhận cái số phận gian nguy mà vinh dự, dành riêng cho những “Cừu gia từ đệ”. Hơn thế nữa, ông đã dũng cảm tham gia các phong trào yêu nước và sau đó sống thanh bần, trong sạch cho đến hơi thở cuối cùng”.
Theo các tài liệu khảo cứu, con đường yêu nước của chí sĩ Ngô Quang Đoan là vũ trang kháng Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương thuộc phạm trù ý thức Nho giáo mà thân phụ ông - Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ đại thần Nguyễn Quang Bích đã dâng cao và hiến trọn đời mình. Ngô Quang Đoan đón nhận ngọn cờ Cần Vương kháng Pháp của người cha thân yêu trao lại đúng hồi kỳ mạt của phong trào. Ngô Quang Đoan thừa hưởng lòng yêu nước và chí ngoan cường kháng Pháp đến cùng và lại là người kế nghiệp Cần Vương. Ông không những đã đi trọn con đường và giương cao ngọn cờ Cần Vương của người cha truyền lại mà còn tiếp tục tìm đến và đi theo con đường cách mạng vô sản sau này.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi sĩ, chí sĩ Ngô Quang Đoan dùng thơ văn để biểu thị và khích lệ lòng yêu nước. Thoáng đọc thơ ông, ta nhận ra cái chân chất, mộc mạc trong phong cách sáng tác, nhưng cái mộc mạc, chân chất ấy được thể hiện trong bút pháp khá già dặn, sắc sảo, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại. Để khích lệ lòng yêu nước và ngầm chửi bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai, trên văn đàn công khai những năm cuối thế kỷ XIX, các nho sĩ yêu nước thường dùng nghệ thuật ẩn dụ một cách khá phổ biến. Trong 77 bài thơ Nôm mới sưu tầm được của Tượng Phong Ngô Quang Đoan có gần 20 bài được ông sử dụng thủ pháp ẩn dụ một cách rất sinh động, hóm hỉnh để dễ lưu truyền và phổ cập trong dân chúng. Những đóng góp chính cho quê hương, đất nước của Ngô Quang Đoan không phải ở sự nghiệp thơ văn nhưng đó là cách viết của một con người hành động mà chưa toại chí, viết thơ theo cảm xúc rồi không cần “lưu giản” để hậu thế khỏi phải luận bàn. Ông Nguyễn Hữu Hưng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chí sĩ Ngô Quang Đoan thường dặn dò con cháu: “Thể xác con người không đáng kể chi nhưng phải luôn nhớ rằng trong thể xác đó có mang dòng máu anh hùng”. Cả một đời ông bôn ba khắp chân trời góc bể, giương cao ngọn cờ Cần Vương mà thân phụ ông trao lại, vào Trung ra Bắc khi thượng du miền sơn cước lúc sang Nhật tìm đường cứu nước cho đến khi tuổi già ngoại thất thập ông trở về quê cũ thì lại chứng kiến nạn đói năm Ất Dậu 1945 khiến hàng triệu người chết đói. Ông lâm bệnh nặng, con cháu bưng cơm cho ông, ông nhìn con cháu chảy nước mắt, không ăn. Ông cảm thán thành thơ:Hồi đầu toàn quốc kinh niên thống Hà hưởng khi khu nhất điệp kinh Dịch nghĩa: Trông vời dân nước bao năm khổ Sá quản mình ta chiếc lá sơ Đó được coi là những dòng thơ tuyệt mệnh của ông. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Quang Yên, tước hiệu AVAPA, EFIAP, cháu nội chí sĩ Tượng Phong Ngô Quang Đoan, làng Trình Phố, xã An Ninh, huyện Tiền Hải Ông nội tôi, Tượng Phong Ngô Quang Đoan, sĩ phu yêu nước. Khi phong trào Cần Vương thất bại, ông chuyển sang hoạt động Đông Du. Về nước, ông tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Lúc còn ở quê, ông đã cùng cụ nội tôi là Đình nguyên Hoàng giáp Ngô Quang Bích bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo khai phá đầm hoang, tích cực xây dựng cầu, cống và làm thủy lợi thau chua, rửa mặn. Sau này khi cụ tôi mất ông tiếp tục kháng Pháp đến cùng. Khi ngoại thất thập, các đồng chí Xứ ủy Bắc kỳ lúc đó là Trần Đình Long và Bùi Lâm đã đến gặp ông tôi. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật 09.11.2024 | 17:01 PM
- 70 VĐV tham gia giải bóng bàn thiếu niên nhi đồng tỉnh năm 2024 09.11.2024 | 16:05 PM
- Trường THCS Vũ Chính kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển 09.11.2024 | 16:07 PM
- Gần 200 vận động viên tham gia hội thao ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 09.11.2024 | 16:09 PM
- 211 vận động viên tham gia giải bóng bàn cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục năm 2024 09.11.2024 | 16:10 PM
- Thôn Hiến Nạp: Đoàn kết xây dựng khu dân cư tiêu biểu 09.11.2024 | 16:10 PM
- Tiệm kem duy nhất thế giới đạt sao Michelin 09.11.2024 | 16:10 PM
- Top những điểm du ngoạn cuối tuần thú vị ở Khánh Hòa 09.11.2024 | 16:11 PM
- Derby London Chelsea-Arsenal: Top 4 sẽ thuộc về ai? 09.11.2024 | 16:11 PM
- Lưu ý khi chữa mề đay, mẩn ngứa do dị ứng hải sản 09.11.2024 | 16:11 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật