Thứ 6, 15/11/2024, 19:01[GMT+7]

Truyền thông quốc tế nói về vụ tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam

Thứ 6, 03/06/2011 | 15:02:12
2,036 lượt xem
Sự kiện các tàu hải giám Trung Quốc ngày 26-5-2011 vừa qua vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin và bình luận.

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Trong số các hãng tin và các tờ báo đề cập đến vấn đề này có AP (Mỹ), AFP, RFI (Pháp), REUTERS, BBC, Finnancial Times (Anh),  Bangkok Post, The Nation (Thái Lan), Philippine Star (Philippines), Jakartar Post (Indonesia), VOA, Tiếng nói nước Nga...
Trong số các hãng truyền thông đề cập một cách chi tiết  về sự kiện này có hãng tin Anh BBC. Ngay sau khi Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt NamON> họp báo công bố sự kiện trên, hãng này đã kịp thời đưa tin. Hãng trích lời Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam nói ba tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Việt Nam, sự kiện này xảy ra tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. BBC dẫn lời PetroVietnam gọi đó là “hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt NamON>, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam”.
Theo BBC, đây là một trong những lần hiếm hoi tàu Trung Quốc vào sâu thềm lục địa và có hành động mạnh bạo như vậy. Hãng nói, trong quá khứ, Việt Nam từng cáo buộc tàu tuần ngư và tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, nhưng sự kiện hôm 26-5 dường như vượt xa mức độ vi phạm của các lần trước. Hãng BBC còn nhắc lại sự kiện xảy ra hồi tháng 3 vừa qua, hai tàu Trung Quốc cũng gây hấn với tàu thăm dò địa chấn của PhilippinesON> hoạt động ở Biển Đông, gây căng thẳng lớn về ngoại giao giữa Manila và Bắc Kinh, sau đó, PhilippinesON> đã gửi công hàm để phản đối.
Tiếp đó BBC đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, thạc sỹ Iskander Rehman, về vụ việc trên. Theo lời ông Iskander Rehman, sự kiện vừa qua dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền. Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt NamON> mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và PhilippinesON>. Ông Iskander Rehman đưa ra nhận xét: Cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố “chủ quyền” trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản. Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các biện pháp này được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây...

Nhật báo tiếng Anh của Thái Lan, tờ  Bangkok Post  đăng bài bình luận với tiêu đề “Vấn đề cũ, các mối đe dọa mới”, ám chỉ sự xuất hiện các mối nguy cơ bất ổn trên Biển Đông. Bài báo viết:  “Biển Đông vẫn là một trong những vùng biển nguy hiểm nhất thế giới. Sau một thời gian dài tương đối yên tĩnh, ngọn gió thay đổi một lần nữa lại quất vào chính trị Biển Đông... Sẽ cần cả may mắn và sự hợp tác xuyên biên giới để tránh xảy ra xung đột thực sự.”

Hãng tin Bloomberg News cũng đề cập đến vụ tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 hôm 26-5. Bloomberg dẫn lời ông James A. Lyons Jr, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng giá dầu hỏa tăng cao khiến Việt Nam và Philippines đẩy mạnh việc tìm dầu  và với tình hình kinh tế ở Philippines và Việt Nam, việc khảo sát dầu và khí đốt có lý về mặt kinh tế.

Tờ báo The Philippine Star của Philippines nhân sự kiện tàu hải giám Trung Quốc táo tợn vào sâu thềm lục địa Việt Nam đi cắt cáp tàu thăm dò địa chất đã đăng bài nói về căng thẳng trên biển Đông và cách hành xử của Trung Quốc. Tờ báo dẫn lời một Thượng nghị sĩ nước này, bà Miriam Defensor Santiago,nói Trung Quốc thực ra đang cố gắng bắt nạt Philippines  và các nước Đông Nam Á. Thượng nghị sĩ Miriam Defensor Santiago từng là Chủ tịch ủy ban Thượng viện về đối ngoại của Philippines. Theo lời bà, mặc dù Mỹ là đồng minh của Philippines nhưng Philippines không thể dựa vào Mỹ vì Washington cũng cần bảo vệ quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, bà tin là Mỹ và Tây Âu sẽ không để Trung Quốc tự do khai thác dầu và khí đốt ở Trường Sa vì như thế sẽ có sự bất cân đối trong phân bổ quyền lực trên thế giới một khi Trung Quốc có thể chiếm tài nguyên dầu hỏa và khoáng sản tại vùng biển này.

Hãng tin REUTERS  dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học Viện Quốc phòng Australia, cho rằng vụ việc mới xảy ra “thể hiện sự leo thang của Trung Quốc trong hành động gây hấn với Việt Nam”. Theo nhận định của REUTERS, vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam “càng khiến cho các nước láng giềng Đông Nam Á thêm lo ngại về thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.

Cũng nhân  sự kiện trên hãng tin Pháp AFP bình luận: “Hành động táo bạo ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông làm dấy lên các căng thẳng với các quốc gia khác trong khu vực”. AFP nhắc lại lời cảnh báo mới đây của Tổng thống Philippines Benigno Aquino rằng, các sự cố xung quanh quần đảo Trường Sa có thể làm phát sinh một cuộc chạy đua vũ trang , buộc các nước phải tăng cường quân sự.

 

Theo Báo Đại đoàn kết

  • Từ khóa