Trường Sa - trường tồn giữa biển khơi Kỳ 3: Gieo chữ ở Trường Sa
Giờ ra chơi của các em học sinh ở Trường Sa.
Sĩ số các lớp học ở quần đảo Trường Sa thường chỉ có vài học sinh nhưng không khí học tập lúc nào cũng rộn ràng. Tiếng đánh vần, tiếng đọc bài vang vọng giữa biển khơi, hòa vào tiếng sóng vỗ bờ như một khúc nhạc dịu dàng, tiếp thêm sức mạnh cho những người lính đảo đang ngày đêm canh giữ chủ quyền. Mỗi giáo viên ra đảo dạy học là một hành trình đặc biệt. Họ phải vượt qua nỗi nhớ đất liền, đối mặt với thiếu thốn vật chất, điều kiện sống khắc nghiệt và cả nỗi cô đơn giữa trùng khơi. Nhưng trên tất cả, đó là tình yêu nghề, là khát vọng gieo chữ, bồi đắp tri thức và lòng yêu nước cho những mầm xanh của Tổ quốc. Thầy giáo Bùi Tiến Anh, đảo Đá Tây A chia sẻ: Lớp học của tôi tuy có ít học trò nhưng mỗi bài giảng, mỗi nét chữ truyền đạt đến các em đều là cả tấm lòng. Các em ngoan ngoãn, chăm chỉ và luôn khao khát được học tập. Lớp học nơi đây, mỗi cuốn sách, chiếc bút đều vô cùng đáng quý và được trân trọng. Để bảo đảm chương trình học, chúng tôi phải linh hoạt, sáng tạo trong từng bài giảng, tự tay làm đồ dùng học tập từ những vật liệu đơn sơ sẵn có.
Đến với Trường Sa, điều khiến chúng tôi ấn tượng là lớp học ở đây thật đặc biệt với chỉ 2 giáo viên và 9 học sinh. Lớp học nhỏ bé nhưng đó là cả một thế giới tri thức của những đứa trẻ nơi đây. Em Vy Quý Đăng, học sinh lớp 3 chia sẻ: Ở đảo điều kiện học tập khó khăn nhưng các thầy rất mực yêu thương chúng em, các bạn cùng lớp thân nhau như anh em trong nhà. Hàng ngày thầy dạy chữ, dạy những điều hay, điều tốt đẹp cho chúng em. Em sẽ cố gắng học thật tốt và ước mơ trở thành người chiến sĩ Hải quân, góp sức bảo vệ biển, đảo quê hương.
Em Trương Nguyễn Triệu Vy, học sinh lớp 4 tâm sự: Hồi đầu mới theo bố mẹ ra đảo sinh sống, em cảm thấy rất buồn vì phải xa đất liền, xa ông bà. Rồi em được đến lớp học, được thầy yêu thương, có thêm bạn trên lớp nên đã dần quen với điều kiện trên đảo và vui hơn nhiều. riẹu Vy cho biết, ước mơ sau này trở thành cô giáo để đưa kiến thức về với các em nhỏ trên đảo Trường Sa.
Cuộc sống và việc dạy học ở quần đảo Trường Sa không hề dễ dàng. Những cơn bão biển bất chợt, những ngày sóng to gió lớn, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất là những thách thức mà thầy và trò phải đối mặt. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, tình yêu thương, sự kiên trì và niềm đam mê học tập đã giúp thầy và trò vượt qua mọi khó khăn. Các thầy cô luôn quan tâm, chăm sóc và động viên, giúp các em yên tâm học tập giữa biển khơi bao la. Tình cảm thầy trò gắn bó như keo sơn, là nguồn động lực to lớn giúp các em vững bước trên con đường học tập. Thầy giáo Lê Xuân Hạnh, đảo Trường Sa cho biết: Tôi ra công tác, giảng dạy tại đảo được 2 năm. Dù điều kiện khó khăn hơn trong đất liền nhưng tôi cảm thấy rất tự hào vì mình đang gieo chữ ở một nơi rất thiêng liêng, rất đặc biệt của Tổ quốc. Thời gian gắn bó tuy chưa dài nhưng đã chất chứa biết bao ân tình giữa thầy và trò. Mang được con chữ đến với các em đem lại cho tôi niềm vui vô bờ.
Mỗi thầy cô giáo ở Trường Sa không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người cha, người mẹ thứ hai, dạy các em những bài học về đạo đức, về tình yêu biển, đảo, về sự kiên cường và lòng tự hào dân tộc. Mỗi ngôi trường, mỗi em nhỏ trên đảo chính là những cột mốc sống, là niềm tự hào khẳng định Trường Sa mãi mãi thuộc về Việt Nam. Trung tá Đặng Văn Tài, Chính trị viên đảo Đá Tây A tâm sự: Những lớp học nơi biển, đảo là biểu tượng đẹp đẽ về ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam. Dù trong điều kiện gian khó, ánh sáng tri thức vẫn không tắt, như ngọn hải đăng soi sáng cho thế hệ trẻ, tiếp nối truyền thống yêu nước và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ giữa trùng khơi không chỉ đơn thuần là công việc của những người thầy mà còn là sứ mệnh lớn lao đối với tương lai đất nước. Những lớp học nhỏ ở quần đảo Trường Sa chính là minh chứng sống động cho tinh thần vượt khó, hiếu học, cho tình yêu biển, đảo cháy bỏng trong tim mỗi người Việt Nam.
Giờ lên lớp của học sinh đảo Đá Tây A.
(còn nữa)
Đỗ Hồng Gia
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả