Kỳ vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ
Trong bài phân tích “Triển vọng toàn cầu: Thách thức lớn” vừa công bố, nhà kinh tế Shahana Mukherjee từ Moody’s Analytics, chi nhánh chuyên về các dịch vụ tài chính của hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Moody’s, nhận định rằng, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng nhiều rủi ro có thể khiến lạm phát tăng cao hơn trong năm 2022.
Những tháng tới, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế áp dụng trong thời gian đại dịch hoành hành và thắt chặt chính sách lãi suất. Trước đó, nhờ đợt kích thích tài chính chưa từng có tại Mỹ và sự tăng trưởng ổn định, dẫn đầu về thương mại của Trung Quốc, kinh tế thế giới nói chung đã vào đà hướng tới tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt để đối phó đại dịch và hạn chế thương mại liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã làm gián đoạn các nguồn cung nguyên liệu đầu vào quan trọng, đẩy giá cả leo thang, khiến lạm phát lan rộng hơn và dai dẳng trên toàn cầu.
Lạm phát tại Mỹ đã lên mức 8,6% trong tháng 5 vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1981 đến nay. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định suy thoái tại Mỹ không phải là “không thể tránh khỏi” được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng mạnh lãi suất cơ bản lại càng làm dấy lên quan ngại nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Theo kết quả thăm dò mới đây do tờ Financial Times thực hiện, gần 70% các nhà kinh tế hàng đầu cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái năm 2023 khi FED tăng cường kiềm chế lạm phát. Trong báo cáo do Bank of America Global Research công bố, kinh tế Mỹ có 40% nguy cơ rơi vào suy thoái vào năm tới. Trong khi đó, Bloomberg Economics dự báo, kinh tế Mỹ sẽ suy giảm vào đầu năm 2024. Bà Yellen dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới nhiều khả năng sẽ chậm lại, song theo bà, cuộc suy thoái này là hoàn toàn có thể tránh được.
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ đã lan nhanh trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và FED đã tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức tăng nhanh nhất trong 30 năm qua. Bộ trưởng Yellen cho biết, giải quyết lạm phát chủ yếu là trách nhiệm của ngân hàng trung ương, nhưng bà và Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) đang xem xét một loạt lựa chọn chính sách có thể hỗ trợ nỗ lực đó, bao gồm giảm thâm hụt ngân sách, tăng một số loại thuế, đồng thời cũng cân nhắc giảm thuế xăng.
Trong chuyến công du Canada đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Yellen đã có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Canada để thảo luận việc tăng cường sản xuất năng lượng và củng cố chuỗi cung ứng, hỗ trợ các ngân hàng trung ương. Sự bắt tay hợp tác giữa hai cường quốc diễn ra trong bối cảnh giá tiêu dùng ở Canada và Mỹ tăng với tốc độ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ - nhân tố đang “ăn mòn” tiền lương và buộc cả FED và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) phải nhanh chóng tăng lãi suất trong nỗ lực hạ nhiệt nhu cầu của nền kinh tế.
Các chuyên gia phân tích và giới đầu tư ngày càng lo sợ rằng các ngân hàng trung ương sẽ hành động quá quyết liệt và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Chi phí đi vay cao hơn đã hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng, giảm đầu tư kinh doanh và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Tuy nhiên, nền kinh tế Canada và Mỹ có rơi vào suy thoái hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào những diễn biến liên quan lạm phát.
Dự báo “cú sốc” nguồn cung do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine vẫn là nguy cơ chính kiềm chế tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 khi giá hàng hóa tăng cao làm ảnh hưởng đến chi tiêu thực tế, đầu tư và tâm lý thị trường.
Cùng với đó, vẫn có nguy cơ xuất hiện và lây lan các biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, làm suy yếu thêm lòng tin. Đó là những yếu tố làm gia tăng bất ổn và khó đoán định về thời gian và tốc độ phục hồi toàn cầu. Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ông vẫn tin rằng một cuộc “hạ cánh mềm” có thể xảy ra: đó là tình huống lạm phát giảm xuống mà tỷ lệ thất nghiệp không tăng mạnh.
Tuy nhiên, ông cho biết các yếu tố bên ngoài như cuộc xung đột ở Ukraine và giá dầu cao đang khiến kịch bản “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng