Hà Nội: Hỗ trợ huyện khó khăn về đích nông thôn mới
Nhiều thách thức
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU, 6 tháng đầu năm 2022, thành phố đã có thêm 3 huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Phú Xuyên được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nông thôn mới lên 15/18 đơn vị. Như vậy, đến thời điểm này, Hà Nội chỉ còn 3 huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới là Ứng Hòa, Mỹ Đức và Ba Vì. Đây là những huyện khó khăn nhất của thành phố do nằm xa trung tâm, sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
Điển hình như Ba Vì, vốn là huyện có diện tích lớn nhất thành phố, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, để đạt chuẩn huyện nông thôn mới cần có tối thiểu 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, đến nay, huyện vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nâng cao. Để đạt được xã nông thôn mới nâng cao phải có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có tối thiểu 1 trường mầm non hoặc trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để đầu tư cho 1 trường chuẩn, cần kinh phí từ hàng chục đến cả trăm tỷ đồng. Một tiêu chí đã khó, chưa nói tới nhiều tiêu chí khác...
Tương tự, theo Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Phạm Anh Tuấn, Ứng Hòa đã rà soát lại các tiêu chí huyện nông thôn mới theo bộ tiêu chí của giai đoạn 2021-2025 và đã có 7/9 tiêu chí đạt, 2/9 tiêu chí cơ bản đạt. Cùng với xây dựng huyện nông thôn mới, năm 2022, Ứng Hòa tiếp tục xây dựng thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, các xã này đều gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho các tiêu chí hạ tầng. “Do thu ngân sách hạn chế, chưa cân đối được thu - chi, Ứng Hòa rất khó khăn để bố trí vốn đối ứng thực hiện các dự án. Do vậy, đề nghị thành phố hỗ trợ cả phần đối ứng của huyện...”, ông Phạm Anh Tuấn kiến nghị.
Những khó khăn nêu trên cũng là rào cản với Mỹ Đức trong nỗ lực đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Thêm nguồn lực để hoàn thành mục tiêu
Nhằm tạo động lực, thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới, thành phố đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên, cơ chế đặc thù hỗ trợ những huyện gặp nhiều khó khăn.
Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn, thực hiện kế hoạch vốn thành phố giao, ngân sách thành phố đã hỗ trợ ngân sách các huyện đến hết tháng 6-2022 là 9.220 tỷ đồng (gồm vốn hỗ trợ mục tiêu; hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ các dự án thuộc Kế hoạch 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa...). Tại kỳ họp thứ bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra từ ngày 5 đến 8-7 vừa qua, Sở tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố điều chỉnh kế hoạch năm 2022, trong đó bổ sung hỗ trợ ngân sách các huyện thêm hơn 1.696 tỷ đồng (các dự án giáo dục, y tế, văn hóa) để các địa phương có thêm nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Cũng theo ông Vũ Duy Tuấn, thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 8-12-2021 của HĐND thành phố Hà Nội về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2022, hiện còn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa phân bổ chi tiết cho các huyện sẽ tiếp tục được phân bổ khi thành phố phê duyệt Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu để các địa phương thực hiện, hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch đề ra.
Góp phần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới Hà Nội đang phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa rà soát, tổng hợp về nhu cầu vốn để báo cáo thành phố trước ngày 30-7, làm cơ sở để hỗ trợ các địa phương.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều cho biết, dù còn nhiều khó khăn song với việc tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí vốn của thành phố, huyện sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới theo đúng tiến độ.
Tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của thành phố cùng nỗ lực của bản thân, các huyện chưa về đích nông thôn mới sẽ hoàn thành nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống cho nông dân.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024