Khoảng trống nhân lực hậu Covid-19
Trong những tháng hè vừa qua, cảnh tượng hành khách xếp hàng dài, chờ đợi nhiều giờ mới được lên máy bay trở thành phổ biến ở các sân bay lớn, nhỏ khắp thế giới. Nguồn cơn đến từ cuộc khủng hoảng nhân lực chưa từng có tiền lệ trong ngành hàng không. Tuy nhiên, đây không phải là ngành nghề duy nhất đối mặt với sự thiếu hụt nhân công.
Cải cách luật nhập cư, hỗ trợ phụ nữ tham gia thị trường lao động, tăng lương và phúc lợi... là những giải pháp mà các quốc gia áp dụng để làm dịu cơn khát nhân lực, vốn cản trở tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hậu đại dịch. Đức, Hàn Quốc, Australia… nỗ lực cải cách chính sách nhập cư nhằm giúp người lao động nước ngoài tiếp cận thị trường lao động nội địa dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cụ thể, Đức đang xem xét nới lỏng quy định đối với các sinh viên nước ngoài mới tốt nghiệp đại học để họ có thể làm việc hợp pháp tại quốc gia châu Âu này với tấm thẻ xanh. Australia cũng cân nhắc kế hoạch nâng mức trần nhập cư lên gần 200.000 người/năm. Hàn Quốc tăng hạn ngạch lao động nước ngoài trong năm lĩnh vực công nghiệp...
Tại Mỹ, nơi có khoảng 11,3 triệu vị trí việc làm cần được “lấp đầy” hồi cuối tháng 5/2022, các nhà tuyển dụng tích cực tăng lương để thu hút và giữ chân người lao động. Theo Bộ Lao động Mỹ, thu nhập trung bình mỗi tiếng của người lao động “xứ cờ hoa” vào tháng 7 vừa qua đã tăng 5,2% so cùng kỳ năm ngoái.
Còn tại Australia, các chuyên gia kêu gọi chính phủ chú trọng hơn nữa hỗ trợ phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Bằng việc cải thiện công tác chăm sóc trẻ em, nhiều phụ nữ có thể thu xếp đi làm thay vì nghỉ ở nhà chăm con, qua đó góp phần tăng số lượng lao động trên thị trường.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân lực là do một số lượng lớn nhân viên nghỉ dài hạn hoặc bỏ việc vì mắc Covid-19. Bộ Y tế Đức cảnh báo, hội chứng Covid kéo dài đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội, thậm chí phá vỡ thị trường lao động.
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% số bệnh nhân Covid-19 có ít nhất một triệu chứng Covid kéo dài trong vòng 90 ngày sau khi phục hồi, điển hình nhất là khó thở, mệt mỏi và đau ngực. Gần đây, sự bùng phát của làn sóng dịch Covid-19 mới trên toàn cầu càng khiến bài toán nhân lực thêm nan giải.
Một nguyên nhân khác là sự chuẩn bị thiếu kỹ càng của các doanh nghiệp. Trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm một lượng lớn nhân sự để cầm cự hoạt động, song lại không chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát, dẫn tới khó tuyển dụng lao động. Ngành hàng không chính là một thí dụ.
Hãng British Airways của Anh từng cắt giảm khoảng 10.000 người trong số 42.000 nhân sự do dịch bệnh và sau đó phải chật vật tuyển dụng khi du lịch phục hồi. Sau khi bị mất việc làm, nhiều nhân viên ngành hàng không chuyển hẳn sang ngành nghề khác ít biến động hơn. Ngoài ra, tình trạng già hóa dân số cùng tỷ lệ sinh thấp cũng là nhân tố dẫn đến sự thiếu hụt lao động.
Vấn đề thiếu nhân lực thời kỳ hậu Covid-19 là một thách thức không thể xem nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh thu hút thêm lao động, điều cần làm còn là bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như vạch chiến lược ứng phó linh hoạt, dài hạn với mọi biến động trên thị trường, nhất là rủi ro hiện nay từ dịch bệnh, xung đột, lạm phát…
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng