Chỉ đạo kịp thời giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Bài 1: Coi trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới (NTM), cử tri các huyện, thành phố đã đề nghị tỉnh ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025; phân bổ nguồn lực xây dựng NTM nâng cao; tập trung khảo sát, nghiên cứu nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); hỗ trợ nông dân dễ tiếp cận và tham gia chuỗi sản xuất, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: chính sách tích tụ, tập trung đất đai; mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Về nội dung này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản trả lời các ý kiến, cụ thể như sau:
Đã phân bổ gần 280 tỷ đồng hỗ trợ 237 xã đạt chuẩn NTM
Căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và điều kiện thực tế của địa phương, sau nhiều lần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương, ngày 31/10/2022, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định: quy định xã NTM kiểu mẫu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025; các tiêu chí, chỉ tiêu huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; bộ tiêu chí xã NTM và bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025. Các quyết định này đang được triển khai thực hiện.
Về việc phân bổ nguồn lực xây dựng NTM nâng cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành một loạt nghị quyết phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM nâng cao. Thực hiện cơ chế hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, đến nay tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 là 620,6 tỷ đồng, trong đó phân bổ gần 280 tỷ đồng hỗ trợ 237 xã đạt chuẩn NTM nhưng mức đạt chuẩn của một số tiêu chí còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm bền vững nên đã phân bổ 8,4 tỷ đồng hỗ trợ 3 xã được sáp nhập từ 3 xã, phân bổ 30 tỷ đồng hỗ trợ 15 xã sáp nhập từ 2 xã, phân bổ trên 240 tỷ đồng hỗ trợ 219 xã còn lại, mức hỗ trợ 1,1 tỷ đồng/xã.
Về thực hiện cơ chế hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình năm 2022, UBND tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tỉnh Thái Bình 266,41 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 225,35 tỷ đồng. Đã phân bổ hỗ trợ 70 xã đạt chuẩn NTM nhưng mức đạt chuẩn một số tiêu chí còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 và bảo đảm bền vững với tổng kế hoạch vốn 95,6 tỷ đồng (trong đó phân bổ 8,4 tỷ đồng hỗ trợ 3 xã được sáp nhập từ 3 xã, mức hỗ trợ 2,8 tỷ đồng/xã; phân bổ 30 tỷ đồng hỗ trợ 15 xã được sáp nhập từ 2 xã, mức hỗ trợ 2 tỷ đồng/xã, phân bổ 57,2 tỷ đồng hỗ trợ 52 xã, mức hỗ trợ 1,1 tỷ đồng/xã). Như vậy, đến nay UBND tỉnh đã phân bổ xong kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022. UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương thực hiện việc bố trí nguồn vốn đối ứng theo quy định tại Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND, ngày 24/8/2022 của HĐND tỉnh.
Nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện chương trình OCOP
Về việc tập trung khảo sát, nghiên cứu nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện chương trình: Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến hết tháng 9/2022 Thái Bình đã có 64 sản phẩm OCOP; năm 2022, các địa phương đã đăng ký 42 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2022. Để nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với UBND cấp huyện, đơn vị tư vấn chương trình khảo sát, nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo cách làm; đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số... giúp các địa phương, các tổ chức kinh tế trong đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Về việc hỗ trợ nông dân dễ tiếp cận và tham gia chuỗi sản xuất, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử: Đây là một trong những giải pháp phải triển khai thực hiện nhằm đạt mục tiêu UBND tỉnh đề ra trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh. Trong đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về: Phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025; quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai; mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động lớn tới thành viên, cộng đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại điện tử, diễn đàn, hội chợ trực tuyến... nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 166/KH-UBND, ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng các trang thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa nông sản của tỉnh. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham dự phiên chợ, hội chợ, triển lãm, đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử, diễn đàn, hội chợ trực tuyến... nhằm tìm kiếm thị trường, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ngày 21/9/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022 với 90 sản phẩm tiêu biểu của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu; khoảng 600 đại biểu quốc tế, trung ương, các tỉnh phía Bắc trực tiếp dự hội nghị và 18 điểm cầu trực tuyến trong nước, 4 điểm cầu tại nước ngoài.
Cấy máy mạ khay trên đồng đất Vũ Thư.
Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trong tích tụ, tập trung đất đai đã được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai; mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025. UBND tỉnh đã ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết; liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn số 02, ngày 3/6/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND, trong đó quy định cụ thể nội dung hỗ trợ, thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Như vậy, hiện nay Thái Bình đã có cơ chế, chính sách về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai kèm theo hướng dẫn cụ thể, đề nghị cử tri căn cứ điều kiện hỗ trợ tại Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND và làm các thủ tục theo Hướng dẫn số 02 để được hỗ trợ. Để cơ chế, chính sách về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai đạt được hiệu quả, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị cử tri phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Về cơ chế, chính sách hỗ trợ mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng quy định rất rõ trong Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đề nghị cử tri đến UBND các xã, thị trấn và UBND các huyện, thành phố để đăng ký thực hiện cơ chế hỗ trợ mua máy cấy, thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định.
Sản phẩm xúc xích của Công ty TNHH Thực phẩm Bảo An T&V đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.
Sản phẩm nước mắm Diên Điền đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.Hầu hết lúa trên các cánh đồng của xã Phú Lương (Đông Hưng) đều gặt bằng máy.
(còn nữa)
P.V
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XVQuốc hội thảo luận về các dự án luật 29.10.2024 | 16:53 PM
- Giám sát chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Sở Thông tin và Truyền thông 23.10.2024 | 17:07 PM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khảo sát tình hình triển khai, thi hành Luật Khoáng sản 18.09.2024 | 18:55 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- HĐND huyện Kiến Xương: Tổ chức kỳ họp chuyên đề bầu Chủ tịch UBND huyện 12.08.2024 | 15:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- HĐND huyện Tiền Hải: Tổ chức kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 14.06.2024 | 21:04 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật